Bảo tồn, gìn giữ, phát huy những tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã phối hợp tổ chức Bế mạc, trao giải Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2023 tại tỉnh.

Bao ton, gin giu, phat huy nhung tinh hoa am nhac truyen thong Viet Nam hinh anh 1Một tiết mục trình diễn nhạc cụ dân tộc trong buổi lễ bế mạc. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Cuộc thi được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 14/6 tại Nha Trang và từ ngày 20 đến ngày 26/6 tại tỉnh Hòa Bình, với sự tham gia của gần 1500 nghệ sĩ của 39 đơn vị nghệ thuật trong cả nước.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, trải qua 11 ngày đêm biểu diễn và tranh tài, các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công đã đem đến cho khán giả yêu nhạc nhiều cảm xúc, với cái nhìn đa sắc màu, ấn tượng sâu đậm về nhạc cụ dân tộc. Các tiết mục biểu diễn và hòa tấu nhạc cụ dân tộc không chỉ thể hiện tinh hoa của âm nhạc truyền thống mà còn bao hàm trong đó nhiều giá trị lịch sử, văn hóa quý báu của các dân tộc Việt Nam.

Bao ton, gin giu, phat huy nhung tinh hoa am nhac truyen thong Viet Nam hinh anh 2Một tiết mục trình diễn nhạc cụ dân tộc trong buổi lễ bế mạc. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Theo đánh giá của Hội đồng giám khảo, cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2023 đã thành công tốt đẹp. Bên cạnh các tiết mục dự thi được đầu tư công phu về vũ đạo, hòa âm, phối khí, kỹ thuật biểu diễn nhạc cụ dân tộc một cách tự nhiên, điêu luyện của các nghệ nhân, nhạc công, vẫn còn một số tiết mục chưa được quan tâm, đầu tư nghiêm túc.

Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng, đơn vị chủ trì, đơn vị nghệ thuật, nhà hát có nghệ nhân, nhạc công tham gia cần tiếp tục quan tâm, đầu tư kỹ lưỡng cho các cuộc thi; có chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút, bồi dưỡng, đào tạo các nghệ sĩ, nhạc sĩ trẻ, tài năng kế thừa âm nhạc truyền thống của dân tộc trong tương lai.

Bao ton, gin giu, phat huy nhung tinh hoa am nhac truyen thong Viet Nam hinh anh 3Ban tổ chức trao giải nhất cho các nghệ sỹ. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Cuộc thi là hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, nhằm phát hiện những tài năng âm nhạc truyền thống; là sân khấu để nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại các đơn vị nghệ thuật, giảng viên, học sinh, sinh viên đang giảng dạy, học tập chuyên ngành Nhạc cụ truyền thống được thể hiện khả năng, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật; bảo tồn, gìn giữ, phát huy những tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam. Đây cũng là dịp các cơ quan quản lý nhà nước, hội nghề nghiệp rút ra những bài học về quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tài năng nhằm tìm ra những phương thức hoạt động góp phần thúc đẩy các loại hình âm nhạc truyền thống ngày càng phát triển.

Bao ton, gin giu, phat huy nhung tinh hoa am nhac truyen thong Viet Nam hinh anh 4Một tiết mục trình diễn nhạc cụ dân tộc trong buổi lễ bế mạc. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2023 còn là minh chứng cụ thể trong việc thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ nghị quyết của Đảng đã đề ra, đặc biệt sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức cuộc thi đã trao 2 giải Xuất sắc cho Chỉ huy dàn nhạc và Nhạc công chính; 30 giải Nhất; 51 giải Nhì; 12 giải Ba cho các nghệ sĩ có các tiết mục biểu diễn chất lượng tốt.

Lưu Trọng Đạt

Tin liên quan

Giữ gìn, phát huy giá trị các loại nhạc cụ dân tộc ở Sơn La

Sơn La nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, không chỉ được biết đến với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là cái nôi văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có những giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo; trong đó không thể không nhắc đến các loại nhạc cụ, những vũ điệu dân gian như múa khèn của đồng bào Mông, múa xòe - múa sạp của đồng bào Thái...


Giới thiệu nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 7 -11/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam năm 2022 tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ. Hoạt động nằm trong khuôn khổ "Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022" nhằm tôn vinh sự phong phú, đa dạng và độc đáo của nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam.


Những chàng trai đam mê "giữ lửa" sáo Mông ở Lai Châu

Từ niềm đam mê nhạc cụ của dân tộc mình, đặc biệt là sáo Mông, chàng trai trẻ Ma A Cháng ở tỉnh Lai Châu đã xây dựng xưởng sản xuất sáo trúc và cửa hàng nhạc cụ dân tộc H’Mông ngay trên mảnh đất quê hương, từ đó lan tỏa nét đẹp của nhạc cụ truyền thống và góp phần truyền cảm hứng cho các bạn trẻ trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông.


Ama H’Loan – Người giữ hồn nhạc cụ Ê-đê

Đối với đồng bào ở buôn Ako Dhông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), già Ama H’Loan (81 tuổi) không chỉ hiểu biết sâu rộng về văn hóa, biết dệt thổ cẩm mà còn có khả năng chế tác và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ của dân tộc Ê-đê.



Đề xuất