Bảo tồn dàn nhạc trống lớn của người Khmer

Dàn nhạc trống lớn (Ph’lêng S’kôr Thum) của người Khmer ra đời, tồn tại và trao truyền trên địa bàn tỉnh Cà Mau hơn 100 năm qua, gồm các nhạc cụ như trống lớn, chiêng, trống nhỏ, đàn cán dài, nhị… Cà Mau hiện có hai địa phương còn lưu giữ và phát huy dàn nhạc trống lớn gồm: khu vực chùa Rạch Giồng thuộc ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ và chùa Cao Dân ở ấp 7, xã Tân Lộc (huyện Thới Bình) với khoảng 30 nghệ nhân, được trao truyền qua nhiều thế hệ, có giá trị như báu vật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer.

Bao ton dan nhac trong lon cua nguoi Khmer hinh anh 1Các nghệ nhân ở ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình (Cà Mau) diễn tấu với các nhạc cụ trong dàn nhạc trống lớn. Ảnh: Huỳnh Lâm

Theo nghệ nhân Hữu Bân ở ấp 7, xã Tân Lộc, bản thân tên gọi dàn nhạc đã thể hiện vai trò quan trọng của chiếc trống lớn, một vật thiêng được cất giữ trong các ngôi chùa Khmer. Khi tổ chức biểu diễn, đại diện dàn nhạc đến chùa thỉnh về và không cho phép đánh trống bừa bãi. Trong dàn nhạc, trống lớn giữ vai trò điều tiết tiết tấu, nhịp điệu, âm lượng của cả dàn nhạc. Dàn nhạc trống lớn khi cất lên có giai điệu lúc trầm, lúc bổng, tiết tấu chậm rãi theo nhịp trống lớn.

Bao ton dan nhac trong lon cua nguoi Khmer hinh anh 2Nghệ nhân Hữu Văn Hải, người chơi nhạc cụ trống lớn cho biết: “Tôi vẫn sắp xếp thời gian biểu diễn trống lớn, vừa phục vụ bà con trong phum sóc vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”. Ảnh: Huỳnh Lâm
Bao ton dan nhac trong lon cua nguoi Khmer hinh anh 3Cà Mau đang xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị đưa nghệ thuật trình diễn dàn nhạc trống lớn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Huỳnh Lâm

Tỉnh Cà Mau đang xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị đưa nghệ thuật trình diễn dàn nhạc trống lớn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời tổ chức tập huấn, truyền dạy cho thế hệ trẻ nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của người Khmer.

Huỳnh Lâm

Tin liên quan

Trống sành - nhạc cụ độc đáo của người Cao Lan

Giống như khèn của dân tộc Mông, đàn tính của dân tộc Tày, trống sành là nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào dân tộc Cao Lan. Tuy nhiên, hiện nay số lượng trống sành cổ còn lưu lại không nhiều, chủ yếu thuộc về các thầy cúng.


Nhạc cụ của người Vân Kiều: Sáng tạo và độc đáo

Bên cạnh phong tục thờ cúng tổ tiên, người Vân Kiều còn thờ tín ngưỡng đa thần (thần mặt trời, thần bản mệnh, thần lúa, thần sông, thần cây, thần núi...) cùng với đó là hệ thống lễ hội (lễ hội đập trống, phát rẫy, được mùa, mừng lúa mới, rước hồn lúa...) liên quan đến chu kỳ canh tác.


Trống đất, nhạc cụ cổ xưa độc đáo

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, cùng với trống đồng Đồng Sơn ở Bắc Bộ và đàn đá Tây Nguyên, trống đất có lẽ là một trong những nhạc cụ cổ xưa và độc đáo nhất. Nếu như trống đồng, trống bịt da có mặt sớm và còn được diễn tấu trong hiện tại thì trống đất chỉ còn được sử dụng hiếm hoi ở một số dân tộc như Mường, Sán Chay, Cor ở Việt Nam.


Trống nêm - nhạc cụ độc đáo của người Dao

Cũng như các dân tộc anh em khác, đồng bào Dao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có rất nhiều loại nhạc cụ dùng trong các cuộc vui, sinh hoạt của cộng đồng như chiêng, xập xèng, thanh la, trống nêm… Trong đó, trống nêm là một nhạc cụ rất độc đáo không chỉ về kiểu dáng, cấu tạo mà còn là biểu tượng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao.


Đao đao, nhạc cụ đơn sơ, độc đáo của người Khơ Mú

Ban đầu là một dụng cụ sản xuất, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử người Khơ Mú đã biến ống nứa nhỏ thành loại nhạc cụ gần gũi, thân thuộc, làm phong phú đời sống tinh thần và làm giàu bản sắc văn hoá, âm nhạc của mình.


Cây Đinh tút – nhạc cụ độc đáo của người T’riêng

Ðinh tút là loại nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, trong lao động sản xuất, nhất là vào dịp mùa xuân của người T’riêng. Ngoài ra, trong các dịp lễ hội của cộng đồng như: lễ lập làng, lễ mừng nhà mới, mừng cưới hỏi... và đặc biệt nó luôn có mặt trong lễ hội Choóc đăil truyền thống thường gọi là ngày hội đinh tút của người T’riêng.


Các loại nhạc cụ của người Ê-đê

Người Ê-đê có khoảng gần 40 vạn người, cư trú chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk và một số địa bàn thuộc tỉnh Gia Lai, Khánh Hòa, Phú Yên. Người Ê-đê có kho tàng văn hóa dân gian phong phú, trong đó nghệ thuật âm nhạc rất phát triển, giàu bản sắc và đa dạng các hình thức biễu diễn.



Đề xuất