Bảo tồn Dân ca Dân vũ người Hà Nhì ở Lai Châu

Trước sự phát triển của xã hội hiện nay, nhiều luồng văn hóa ngoại lai đã du nhập đến các làng, bản người Hà Nhì. Điều này khiến bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của mỗi một cộng đồng có nguy cơ mai một. Chính vì vậy, việc thành lập Câu Lạc bộ dân ca, dân vũ của dân tộc Hà Nhì của xã Ka Lăng, huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu) không chỉ góp phần làm giàu cho kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam mà còn gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa của cộng đồng dân tộc Hà Nhì, giúp mọi người hiểu về giá trị nhân văn, những giá trị tốt đẹp của mỗi dân tộc.

Từ đó góp phần phát huy, quảng bá văn hoá truyền thống nói chung, dân ca dân vũ gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần trong nhân dân.

Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 1Dân tộc Hà Nhì sống tập trung chủ yếu ở huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu). Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 2Điệu múa uyển chuyển mềm mại của phụ nữ dân tộc Hà Nhì phản ảnh về các hoạt động lao động sản xuất như hái lượm, hái quả. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 3Người Hà Nhì cũng có nhiều điệu dân vũ phong phú, đặc sắc mang bản sắc riêng. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 4Các làn điệu dân ca, dân vũ được truyền từ đời này sang đời khác trải qua thực tiễn cuộc sống lao động của tộc người Hà Nhì. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 5Điệu múa uyển chuyển mềm mại của phụ nữ dân tộc Hà Nhì phản ảnh về các hoạt động lao động sản xuất như hái lượm, hái quả. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 6Dân ca, dân vũ của người Hà Nhì khá phong phú là những bài hát đồng giao, bài hát của trẻ con, hát ru trẻ… Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 7Người Hà Nhì có nhiều điệu dân vũ phong phú, đặc sắc mang bản sắc riêng không giống các dân tộc khác. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 8Bộ trang phục của phụ nữ dân tộc người Hà Nhì khá độc đáo và có giá từ 8-10 triệu đồng. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 9Trang phục người Hà Nhì khá độc đáo so với các dân tộc thiểu số ở Lai Châu với nhiều màu sắc rực rỡ. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 10Múa xòe của dân tộc Hà Nhì được truyền qua nhiều đời thường được biểu diễn trong những ngày lễ Tết người Hà Nhì hay trong đám cưới. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 11Người Hà Nhì cũng có nhiều điệu dân vũ phong phú, đặc sắc mang bản sắc riêng. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 12Một trong những điệu dân vũ Múa nón của người Hà Nhì mang đậm bản sắc riêng. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Bao ton Dan ca Dan vu nguoi Ha Nhi o Lai Chau hinh anh 13Điệu xòe của người Hà Nhì giữa các chàng trai và các cô gái cũng là cách thể hiện tỏ tình giữa những người yêu nhau. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Quý Trung

Tin liên quan

Độc đáo Tết Khụ Sự Chà của người Hà Nhì nơi biên viễn Sín Thầu, Điện Biên

Tết Khụ Sự Chà - Tết cổ truyền của cộng đồng người Hà Nhì (thuộc hai nhóm là Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) diễn ra vào dịp cuối năm, lúc mùa màng, cây lúa trên nương, ngoài ruộng đã thu hoạch xong và bản làng, núi đồi được nhuộm vàng bởi sắc hoa dã quỳ. Đây là dịp để các gia đình đồng bào dân tộc Hà Nhì sum vầy, đoàn tụ; con cháu báo hiếu tổ tiên, bậc sinh thành; mọi người đi thăm hỏi, cầu chúc cho nhau những điều may mắn giúp tình đoàn kết bản làng càng thêm thắm thiết.


Điện Biên: Gìn giữ nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Hà Nhì (gồm 2 ngành Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) sinh sống chủ yếu, tập trung tại hơn 20 bản thuộc 4 xã Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn của huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) - vùng cực Tây Tổ quốc. Thuộc cư dân, chủ thể đầu tiên đặt chân sinh sống trên vùng đất cực Tây Tổ quốc, trong quá trình định cư, lập bản, người Hà Nhì ở Mường Nhé đã tạo lập, gìn giữ, bảo lưu được những nét văn hóa truyền thống độc đáo, mang tính nhận diện văn hóa rất đậm nét.


Dân tộc Hà Nhì

Cư dân Hà Nhì đã từng sinh sống lâu đời ở nam Trung Quốc và Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 8, thư tịch cổ đã viết về sự có mặt của họ ở Tây bắc Việt Nam. Nhưng phần lớn tổ tiên người Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm trở lại đây.



Đề xuất