Bảo Lạc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Người Lô Lô đen ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc với điệu múa truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Chu Hiệu
Người Lô Lô đen ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc với điệu múa truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Chu Hiệu

Huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) có 7 dân tộc chính gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô, trong đó mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc sắc riêng. Thời gian qua, Bảo Lạc đã quan tâm, chỉ đạo việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết, nâng cao dân trí, giảm nghèo trên địa bàn huyện…

Bảo Lạc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ảnh 1Người Lô Lô đen ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc với điệu múa truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Chu Hiệu

Nếu có dịp đến Bảo Lạc vào những ngày đầu xuân, du khách sẽ được tham gia lễ hội Lồng Tồng (lễ xuống đồng) - một trong những lễ hội phổ biến nhất ở Cao Bằng. Cùng hòa mình vào các trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, thi gói bánh chưng, ném ngô, đi cà kheo…, thưởng thức các món ăn độc đáo như xôi ngũ sắc, thịt nướng, chè lam…, chắc hẳn mỗi du khách sẽ cảm thấy vô cùng thích thú. Lễ hội Lồng Tồng hiện đã được chính quyền khôi phục và tổ chức ở tất cả các xã mỗi dịp xuân về.

Bảo Lạc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ảnh 2Đến với huyện Bảo Lạc, du khách được trải nghiệm văn hóa độc đáo của người Mông, trong đó không thể không nhắc đến những màn múa khèn. Ảnh: Hà Anh

Bên cạnh lễ hội Lồng Tồng, Bảo Lạc còn duy trì hoạt động của chợ tình Phong Lưu. Được tổ chức một năm hai lần (30/3 và 15/8 âm lịch), đây là nơi những chàng trai, cô gái dân tộc đến giao lưu, tìm hiểu và trao nhau những câu hát giao duyên. Các chàng trai, cô gái Tày thì đối đáp bằng những giai điệu lượn cọi và trao khăn, giày vải; giới trẻ người Mông lại vừa múa khèn, vừa đối đáp; người Nùng hát đối đáp với nhau qua điệu Nàng ới… Kết thúc các phiên chợ tình, nhiều cặp đôi đã tìm hiểu và nên duyên vợ chồng.

Bảo Lạc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ảnh 3Đi cà kheo là một trong những trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc huyện Bảo Lạc được bảo tồn, gìn giữ. Ảnh: Hà Anh

Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét văn hóa độc đáo và đặc sắc, Bảo Lạc đã triển khai nhân rộng nhiều mô hình văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; khuyến khích đồng bào dân tộc sử dụng trang phục truyền thống; thành lập 17 chi hội bảo tồn dân ca... Để thu hút khách du lịch, Bảo Lạc còn thực hiện tốt dự án "Bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa tiêu biểu tộc người Lô Lô gắn với phát triển du lịch cộng đồng xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030"…

Bảo Lạc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ảnh 4Chợ tình Phong Lưu Bảo Lạc là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc huyện Bảo Lạc. Ảnh: Hà Anh
Bảo Lạc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ảnh 5Chợ phiên Bảo Lạc, nơi mua sắm hàng hóa, giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm sản xuất của đồng bào các dân tộc. Ảnh: Hà Anh
Bảo Lạc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ảnh 6Người Lô Lô đen hát giao duyên tìm bạn. Ảnh: Hà Anh

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lạc cho rằng, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc chính là nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Hiện nay, huyện đã có kế hoạch đầu tư phát triển văn hóa dân tộc; phát huy giá trị di sản văn hóa tạo thành những sản phẩm du lịch đặc trưng; xây dựng các mô hình bảo tồn, phát triển nghề truyền thống…, qua đó làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần, cải thiện thu nhập cho đồng bào các dân tộc ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc.

Hoàng Tâm - Hà Anh - Chu Hiệu

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm