Bánh tét Nam Bộ

Bánh tét Nam Bộ
Theo dân gian truyền miệng lại, tên gọi bánh tét là do đọc chệch từ tên “bánh Tết”- loại bánh được nấu vào dịp Tết đến. Ngoài ra, bánh tét còn được gọi là bánh đòn, vì bánh có hình trụ tròn, có kích cỡ to hoặc nhỏ tùy vào sở thích và nhu cầu của người dùng.

Công đoạn tước lá chuối sử dụng gói bánh tét.
Công đoạn tước lá chuối sử dụng gói bánh tét.

Nước cốt lá dứa được lọc qua khăn mỏng.
Nước cốt lá dứa được lọc qua khăn mỏng.
Nguyên vật liệu chính để gói bánh tét truyền thống rất dễ tìm, gồm có: lá chuối, gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và dây lạt hoặc dây nilon dùng để cột bánh.

Gạo nếp được đổ vào nước cốt lá dứa để xào.
Gạo nếp được đổ vào nước cốt lá dứa để xào.

Lá chuối trước khi gói bánh phải đem phơi nắng hoặc luộc qua nước nóng. Gạo nếp phải ngâm trong nước ấm có pha ít muối khoảng vài tiếng trước khi sử dụng. Thịt heo cắt dài và vuông to cỡ ngón tay, đậu xanh rửa sạch vỏ, giã bể hoặc nấu chín để làm nhân bánh tùy theo cách làm và sở thích của mỗi người.

Những người thợ đang gói bánh.
Những người thợ đang gói bánh.
Bánh được cân cho đúng trọng lượng.
Bánh được cân cho đúng trọng lượng.
Công đoạn đầu tiên để làm bánh tét là đổ nếp trên lá chuối, cho đậu xanh lên và xếp lát thịt heo dọc giữa đậu xanh để làm nhân. Dùng lá chuối cuộn tròn nếp lại, dựng đứng đòn bánh lên cho thêm nếp vào vừa đủ rồi gấp hai đầu lá chuối rồi dùng dây buộc thân bánh sao cho thật chặt và không bị thấm nước.

Bàn tay khéo léo của người thợ làm bánh.
Bàn tay khéo léo của người thợ làm bánh.
Bánh được gói xong xếp gọn gàng.
Bánh được gói xong xếp gọn gàng.
Ở vùng quê, nhiều nhà thường dùng nồi thật to để nấu được nhiều đòn bánh tét. Thời gian để nấu chín bánh khoảng từ 6 - 8 giờ tùy vào kích cỡ to nhỏ của đòn bánh. Trong quá trình nấu, phải thường xuyên thêm củi, châm thêm nước vào nồi tránh để cạn, và phải xoay đều đòn bánh để bánh tét có thể chín đều.

Bếp củi truyền thống của làng nghề làm bánh tét.
Bếp củi truyền thống của làng nghề làm bánh tét.

Sau khi nấu chín, bánh được vớt ra để khô. Từ nhân bánh cho đến lá gói hòa hợp tạo thành một mùi thơm nhẹ đặc trưng. Có thể ăn kèm bánh tét với dưa món, củ kiệu, hoặc chiên giòn chấm nước tương làm cho món bánh thêm đậm đà.

Bánh đã chín được xếp ra thúng để cho ráo nước.
Bánh đã chín được xếp ra thúng để cho ráo nước.

Sản phẩm bánh tét Nam Bộ.
Sản phẩm bánh tét Nam Bộ.
Ngày nay, bánh tét không chỉ dùng trong những ngày Tết mà đã trở thành món ăn thông dụng thường ngày. Nhiều địa phương đã sáng tạo ra nhiều nguyên liệu và cách gói khác nhau để biến đòn bánh tét trở thành đặc sản của địa phương như: bánh tét Trà Cuôn (Trà Vinh), bánh tét nếp trộn đậu phộng (Bình Dương - Tây Ninh), bánh tét nhân hột điều (Đồng Nai), bánh tét cốm dẹp (Sóc Trăng)./.
Theo Báo ảnh Việt Nam

Có thể bạn quan tâm