Bạc Liêu tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (người đứng giữa) và ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao quà cho Người có uy tín dân tộc Hoa và cán bộ làm công tác dân tộc đã nghỉ hưu nhân dịp Tết Đoan ngọ người Hoa. Nguồn: baodanto
Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (người đứng giữa) và ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao quà cho Người có uy tín dân tộc Hoa và cán bộ làm công tác dân tộc đã nghỉ hưu nhân dịp Tết Đoan ngọ người Hoa. Nguồn: baodanto

Hiện nay, Bạc Liêu đang tập trung thu hút các nguồn vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, tổ chức quốc tế, tập thể, cá nhân ở nước ngoài, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế – xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cụ thể, đến năm 2025, Bạc Liêu thu hút các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi, đặc biệt là nguồn viện trợ không hoàn lại hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo nhu cầu và thực tiễn, tiềm năng và lợi thế của địa phương, trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc, bảo vệ môi trường.

Bạc Liêu tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (người đứng giữa) và ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao quà cho Người có uy tín dân tộc Hoa và cán bộ làm công tác dân tộc đã nghỉ hưu nhân dịp Tết Đoan ngọ người Hoa. Nguồn: baodantoc.vn

Tỉnh ưu tiên giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của hộ dân tộc thiểu số; sắp xếp, quy hoạch, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số và các đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực dân tộc; đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo vùng dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số; đầu tư nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Cùng với đó, tỉnh bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để thực hiện các mục tiêu này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy cho biết, tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Trung ương và Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành liên quan để xác định nhu cầu thu hút đầu tư quốc tế và đảm bảo tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giám sát, quản lý trong suốt quá trình thực hiện chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh cập nhật thông tin thường xuyên, đầy đủ, kịp thời các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, đất đai, nguồn nhân lực phục vụ cho các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và hoạt động của các nhà tài trợ nước ngoài.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu xây dựng nội dung chương trình và dự án để có kế hoạch phối hợp với Ban Dân tộc và Tôn giáo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh trong việc vận động tài trợ, đồng thời đảm bảo các điều kiện cần thiết để tiếp cận thông tin, khảo sát thực tế, đàm phán xây dựng, phê duyệt dự án...

Tỉnh ưu tiên đền bù giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, hỗ trợ thêm chi phí đào tạo, dạy nghề, tạo môi trường thuận lợi thu hút các chương trình, dự án đầu tư nước ngoài vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt các điều ước, thỏa thuận quốc tế, hợp đồng quốc tế đã ký kết; đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác và tìm kiếm các đối tác mới để đầu tư phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng năm, ngoài nguồn chi thường xuyên của các sở, ban, ngành và các địa phương, ngân sách tỉnh bổ sung nguồn vốn cần thiết để xây dựng các dự án, nghiên cứu, tổ chức các hoạt động cung cấp thông tin, gặp gỡ trao đổi giữa các bên tham gia và vận động các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

Nhật Bình

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm