Bắc Giang phát triển du lịch cộng đồng

Tỉnh Bắc Giang đang tích cực triển khai đề án phát triển du lịch cộng đồng của địa phương đến năm 2030. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 công nhận các khu, điểm du lịch cộng đồng với các sản phẩm du lịch đặc thù; đầu tư, xây dựng và phát triển hai mô hình du lịch thí điểm tại huyện Lục Ngạn, tiếp tục hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng hiện có.

Đến năm 2030, Bắc Giang tiếp tục hỗ trợ nhân rộng các điểm du lịch cộng đồng tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Việt Yên và Sơn Động; hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng khác, đặc biệt là 20 điểm du lịch cộng đồng vùng cây ăn quả Lục Ngạn. Chỉ tiêu khách du lịch đạt 3 triệu lượt người, trong đó khách lưu trú đạt 2 triệu lượt người; doanh thu đạt trên 450 tỷ đồng; tổng số lao động trực tiếp đạt trên 5.000 người.

Bac Giang phat trien du lich cong dong hinh anh 1Du khách thích thú trải nghiệm du lịch miệt vườn mùa cam, bưởi tại Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Danh Lam - TTXVN

Giai đoạn 2022-2030, tỉnh tập trung phát triển các mô hình du lịch cộng đồng kết hợp với: Du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh; Du lịch trang trại nông nghiệp, sinh thái, trải nghiệm (Farmstay); Du lịch ẩm thực, mua sắm; Du lịch chăm sóc sức khỏe và làm đẹp (Wellness Tourism). Các sản phẩm du lịch cộng đồng của tỉnh được quảng bá rộng rã, thông qua sử dụng công nghệ số trong du lịch (du lịch thông minh).

Bac Giang phat trien du lich cong dong hinh anh 2Khách du lịch tham quan và chụp ảnh lưu niệm vào mùa vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Danh Lam - TTXVN

Trong đó, giai đoạn 2022-2025, Bắc Giang sẽ xây dựng và vận hành hai mô hình du lịch cộng đồng thí điểm; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch cộng đồng; xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào du lịch cộng đồng; xây dựng App du lịch cộng đồng.

Bac Giang phat trien du lich cong dong hinh anh 3Du khách thưởng thức cam, bưởi ngay trong không gian vườn cây cam, bưởi tại Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp và Thương mại du lịch Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Danh Lam - TTXVN

Giai đoạn 2025-2030, Bắc Giang sẽ nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng ra các điểm có đủ điều kiện; vận hành kênh phân phối và xúc tiến du lịch cộng đồng; xây dựng các sản phẩm bổ trợ cho du lịch cộng đồng, liên kết các sản phẩm du lịch cộng đồng của tỉnh với các điểm khác trong và ngoài tỉnh thành một hệ thống hoàn chỉnh…

Để đạt mục tiêu, tỉnh đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng và xây dựng nền tảng điểm du lịch cộng đồng thông minh; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước; phát triển nhân lực du lịch cộng đồng; xây dựng, phân loại và ưu tiên sản phẩm du lịch đặc thù; phát triển thị trường du lịch, định hướng thị trường khách hàng; tuyên truyền, xúc tiến - quảng bá du lịch cộng đồng; liên kết sản phẩm - thị trường; xây dựng ứng dụng (App) hướng dẫn khách du lịch đến tham quan du lịch cộng đồng tại tỉnh…

Bắc Giang là vùng đất Kinh Bắc xưa, nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa đậm nét, đa dạng và sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể xem là “mỏ vàng” để phát triển du lịch.

Bắc Giang có bề dày truyền thống lịch sử, giàu tiềm năng du lịch với hơn 2.300 di tích, trong đó có 746 di tích đã được xếp hạng. Nổi bật là thành cổ Xương Giang (thành phố Bắc Giang); Khu Di tích cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế; Khu Di tích cách mạng ATK II (huyện Hiệp Hòa); chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) - nơi lưu giữ kho mộc bản với 3.050 bản ván khắc đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2012, Điểm du lịch Chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên); Khu Du lịch sinh thái và trải nghiệm Đại học Nông Lâm; đình, chùa Tiên Lục và cây dã hương nghìn năm tuổi (huyện Lạng Giang)…

Bac Giang phat trien du lich cong dong hinh anh 4Du khách đi thuyền tham quan hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Danh Lam - TTXVN

Địa hình tỉnh Bắc Giang có sự kết hợp giữa vùng đồng bằng và vùng núi cao, tạo nên những cảnh quan núi rừng hấp dẫn, những đỉnh núi hiểm trở, thác nước cùng những thảm động thực vật phong phú như: Khu danh thắng Tây Yên Tử với rừng nguyên sinh Khe Rỗ…; cao nguyên Đồng Cao; khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, dãy núi Nham Biền, vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn…

Bắc Giang còn được biết đến với các di sản văn hóa phi vật thể như quan họ với 18 làng quan họ cổ, ca trù, cùng nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số…

Bac Giang phat trien du lich cong dong hinh anh 5Đông đảo khách du lịch đến tham quan và chụp ảnh lưu niệm vào mùa vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam - TTXVN

Năm 2022, tổng số khách du lịch đến Bắc Giang đạt 1,35 triệu lượt; trong đó khách quốc tế đạt 15.500 lượt khách. Doanh thu từ các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt khoảng 650 tỷ đồng. Các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang dần hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới, thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm như: Khu Du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử, Khu Du lịch sinh thái suối Mỡ, Sân golf và dịch vụ Yên Dũng, Khu Di tích lịch sử lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an Nhân dân (Khu 12), Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng; Nhà lưu giữ, giới thiệu Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm; một số công trình Đền suối Mỡ, Đền Thần Nông huyện Lục Nam, Chùa Bổ Đà huyện Việt Yên...

Giai đoạn 2016-2020, tổng số khách du lịch đến Bắc Giang đạt khoảng 7,7 triệu lượt khách; doanh thu du lịch đạt khoảng trên 4.000 tỷ đồng.

Việt Hùng

Tin liên quan

Phát triển du lịch cộng đồng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch Xanh ở huyện miền núi Nông Sơn

Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông, du lịch; hỗ trợ, vận động người dân làm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái - văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống để phát triển bền vững, đa dạng hóa sản phẩm du lịch Xanh là những mục tiêu quan trọng huyện miền núi Nông Sơn (Quảng Nam) - nơi có làng Đại Bình, thắng cảnh Hòn Kẽm Đá Dừng nổi tiếng, quyết tâm thực hiện.


Nghệ An: Du lịch cộng đồng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Du lịch cộng đồng là một hình thức của du lịch xanh, không chỉ làm đa dạng các sản phẩm du lịch, giúp du khách có thêm trải nghiệm mà còn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cộng đồng địa phương, bảo tồn nét văn hóa bản địa. Nghệ An là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Tuy nhiên, để thành công, các địa phương cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích để du lịch cộng đồng phát triển.


Bạc Liêu phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa

Ngày 29/11, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc Khmer khu vực Vườn nhãn và chùa Xiêm Cán, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.


Nghệ An: Phát triển du lịch cộng đồng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Thác Khe Kèm, Đập Pha Lài, Khe nước mọc, Sông Giăng cùng kho tàng văn hoá - lịch sử còn lưu giữ trong các bản làng của đồng bào Thái…, những năm qua du lịch cộng đồng đang được chính quyền địa phương, người dân huyện Con Cuông, Nghệ An đầu tư, phát triển. Không chỉ giúp người dân có thêm thu nhập, việc phát triển du lịch cộng đồng còn giúp đồng bào nơi đây khôi phục, giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc.



Đề xuất