Ba khía muối Cà Mau

Nghề muối ba khía truyền thống ở tỉnh Cà Mau được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào cuối năm 2019. Ảnh: An Hiếu
Nghề muối ba khía truyền thống ở tỉnh Cà Mau được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào cuối năm 2019. Ảnh: An Hiếu

Ba khía muối (mắm ba khía) là món ăn mang đầy đủ đặc trưng văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ. Đây là tên của một loại cua thường sống ở bãi bồi trong vùng nước mặn, trên mai có ba vạch nên gọi là ba khía.

Ba khía muối Cà Mau ảnh 1Nghề muối ba khía truyền thống ở tỉnh Cà Mau được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào cuối năm 2019. Ảnh: An Hiếu

Nghề làm ba khía muối tập trung nhiều tại các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Phú Tân… Ba khía xuất hiện nhiều và ngon nhất vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 (âm lịch). Theo ông Đoàn Công Danh, Chủ tịch Hội Thủy sản huyện Năm Căn, tuy là món ăn đồng quê nhưng ba khía được chế biến khá cầu kỳ, đòi hỏi nhiều công đoạn và thường mỗi vùng lại có bí quyết riêng. Tuy nhiên, ba khía cần muối ít nhất 5 ngày mới dùng được. Sau khi muối, ba khía phải giữ được màu sắc như lúc còn sống mới đạt chất lượng. Đặc biệt nhất phải nhắc đến là ba khía muối ở vùng cửa biển Rạch Gốc.

Ba khía muối Cà Mau ảnh 2Ba khía Rạch Gốc thường to, chắc thịt, sống ở vùng cửa biển Rạch Gốc thuộc huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Ảnh: An Hiếu

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết: “Cà Mau hiện có khoảng 400 hộ dân với trên 1.200 người làm ba khía muối. Để nghề này phát triển bền vững, thời gian tới tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng, hình thành làng nghề và quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đồng thời quy hoạch khoảng 1.000 hộ sản xuất ba khía muối, cung cấp ra thị trường 10 tấn sản phẩm/năm”.

Huỳnh Anh – An Hiếu

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm