Anh Phạm Văn Tiến làm giàu nhờ nghề rèn truyền thống

Nhờ làm nghề rèn truyền thống, anh Phạm Văn Tiến (28 tuổi) ở thôn Ngọ, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã khởi nghiệp, phát triển kinh tế thành công và vươn lên làm giàu. Hiện cơ sở của anh có doanh thu 400 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 60 lao động địa phương với mức lương từ 6 đến 25 triệu đồng/người/tháng.

Anh Pham Van Tien lam giau nho nghe ren truyen thong hinh anh 1Anh Phạm Văn Tiến, chủ xưởng sản xuất Tấn Lộc Tài (làng Ngọ, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa). Ảnh: baothanhhoa.vn

Sinh ra trong gia đình nghèo tại huyện ven biển Hậu Lộc, tuổi thơ anh Phạm Văn Tiến luôn chịu nhiều vất vả, tốt nghiệp PTTH anh đã đi nhiều nơi, trải qua nhiều nghề để kiếm tiền mưu sinh. Những năm tháng xa nhà, anh luôn mong muốn một ngày nào đó sẽ về lập nghiệp trên mảnh đất quê hương.

Năm 2018, nhận thấy tại quê nhà có nghề rèn truyền thống, anh quyết định về quê lập nghiệp, sản xuất, kinh doanh các loại dao thép trắng không gỉ. Anh vay vốn người thân, ngân hàng để mở một xưởng rèn và thuê nhân công, nhập nguyên vật liệu về sản xuất, nhưng do làm thủ công nên hiệu quả kinh tế không cao và gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2019, anh quyết định tìm về các làng nghề rèn truyền thống tại các tỉnh Cao Bằng, Vĩnh Phúc để học hỏi và tìm tòi, nghiên cứu qua báo đài, mạng Internet về công nghệ sản xuất mới. Sau khi có đầy đủ kiến thức, công nghệ sản xuất mới, anh áp dụng ngay vào sản xuất các loại dao.

Theo anh Tiến, nhiều năm trước người dân quanh vùng chỉ làm dao bằng thủ công nên mỗi ngày chỉ làm được từ 15 - 20 con dao. Tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ vào sản xuất, mỗi ngày cơ sở có thể làm ra hàng nghìn sản phẩm dao các loại.

Để hoàn thành một sản phẩm, anh Tiến phải trải qua rất nhiều công đoạn từ ra phôi đến gia công trong lò. Đặc biệt, trong lúc rèn phải sử dụng các loại máy gồm: máy mài, máy cán thép, máy dập, máy cắt gọt kim loại.

Nhờ kiên trì, chịu khó, đến nay cơ sở của anh ngày càng phát triển, với nhiều sản phẩm dao thép trắng không gỉ được bán với giá từ 100 - 300 nghìn đồng/con dao. Anh Tiến đã thành lập Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài và sản phẩm dao thép trắng không gỉ của anh đã được bán cho các đại lý, tiểu thương tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

Nói về mục tiêu trong thời gian tới, anh Tiến cho biết sẽ mở rộng xưởng sản xuất, đưa sản phẩm đăng ký Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 4 sao và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Theo ông Kiều Văn Nam, Chủ tịch Hội nông dân xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, toàn xã hiện có 675 hội viên nông dân làm nghề rèn, thu nhập trung bình từ 87 - 200 triệu đồng/năm. Điển hình là mô hình rèn áp dụng công nghệ mới của anh Phạm Văn Tiến ở thôn Ngọ, xã Tiến Lộc đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. Thời gian tới, xã Tiến Lộc sẽ phát triển nghề rèn truyền thống này theo hướng áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới để tạo ra nhiều sản phẩm như: quốc, xẻng, dao, búa… chất lượng, giúp nâng cao thu nhập cho người dân.

Nguyễn Nam

Tin liên quan

Phát triển nghề rèn truyền thống của đồng bào Mông ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Mù Cang Chải là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó người Mông chiếm 91%. Người Mông ở Mù Cang Chải có nhiều nghề truyền thống mang nét văn hóa độc đáo đặc trưng, trong đó có nghề rèn, đúc. Những năm gần đây, nghề rèn của người Mông nơi đây được nhiều du khách trong, ngoài nước biết đến khi gắn với các sản phẩm du lịch, từ đó mở ra hướng phát triển mới, góp phần nâng cao thu nhập của người dân cũng như bảo tồn nghề rèn truyền thống.


Nghề rèn của người Xơ Đăng ở Măng Ri

Đối với đồng bào Xơ Đăng ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) nghề rèn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những vật dụng rèn ra, như cuốc, dao, liềm, bên cạnh để phục vụ lao động sản xuất, sinh hoạt cho gia đình, bà con còn bán hoặc đổi lấy cây sâm Ngọc Linh giống về trồng. Cứ thế, qua thời gian, nhờ nghề rèn, cuộc sống nhiều hộ gia đình dần trở nên khấm khá hơn…


Người Cơtu với nghề rèn truyền thống

Trong đời sống đồng bào Cơtu vùng núi Quảng Nam, nghề rèn chiếm một vị trí quan trọng. Bàn tay những người thợ rèn Cơtu tạo ra với nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ lao động, sản xuất và săn bắn.


Rèn - nghề thủ công truyền thống của người Xê - đăng

Người Xê - đăng ở xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông (Kon Tum) hiện còn lưu giữ được nghề rèn truyền thống của dân tộc. Với bí quyết gia truyền, bà con đã chế tác những nông cụ chất lượng tốt phục vụ sinh hoạt, sản xuất.



Đề xuất