Ama H’Loan – Người giữ hồn nhạc cụ Ê-đê

Đối với đồng bào ở buôn Ako Dhông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), già Ama H’Loan (81 tuổi) không chỉ hiểu biết sâu rộng về văn hóa, biết dệt thổ cẩm mà còn có khả năng chế tác và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ của dân tộc Ê-đê.

Ama H’Loan – Nguoi giu hon nhac cu E-de hinh anh 1Già Ama H’Loan biểu diễn nhạc cụ Đing năm tại Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2020. Ảnh: Hoài Thu

Ama H’Loan có niềm say mê đặc biệt với các loại nhạc cụ của dân tộc Ê-đê. Sau nhiều năm tìm hiểu, già Ama H’Loan đã biết chế tác và sử dụng thành thạo một số nhạc cụ như: kèn Đing năm (kèn bầu 6 ống), Đing tăk ta (kèn bầu), tù và, Đing puôt, đàn T’rưng, Kipăh… Bên cạnh đó, già Ama H’Loan còn tham gia nhiều lớp tập huấn cồng chiêng nhằm truyền dạy kỹ năng biểu diễn, cách chỉnh chiêng cho thế hệ trẻ. Già Ama H’Loan tâm sự: “Giờ đây, nhiều buôn, thôn ở Đắk Lắk đã có đội chiêng và mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho trẻ nhỏ. Như ở buôn Ako Dhông của già, có đội chiêng già và đội chiêng trẻ. Già rất mừng, rất quý và rất vui!”.

Ama H’Loan – Nguoi giu hon nhac cu E-de hinh anh 2Già Ama H’Loan hướng dẫn con gái út H’Hoa Niê Kđoh chơi nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Hoài Thu
Ama H’Loan – Nguoi giu hon nhac cu E-de hinh anh 3Già Ama H’Loan hướng dẫn kỹ thuật chỉnh chiêng, đánh chiêng tại lớp học cồng chiêng do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Ảnh: Hoài Thu

Với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, năm 2019, già Ama H’Loan đã vinh dự được Chủ tịch nước công nhận danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

Hoài Thu

Tin liên quan

Độc đáo màn trình diễn đúc cồng chiêng của người Ê Đê

Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019, chiều 11/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Trình diễn đúc cồng chiêng của người Ê Đê, một hoạt động văn hóa đặc sắc trong dịp lễ hội.


Đa dạng nhạc cụ của người Ê đê

Cũng như các dân tộc thiểu số bản địa khác ở Tây Nguyên, người Ê đê có kho tàng văn hóa dân gian rất phong phú, đa dạng, luôn gắn bó mật thiết trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh qua các lễ hội, tập tục truyền thống. Trong đó, nghệ thuật âm nhạc phát triển rất đặc sắc, độc đáo về nhạc cụ và các hình thức biểu diễn.


Lễ cấp chiêng và cúng chiêng của người Ê đê

Sáng 27-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã trao 1 bộ chiêng đê (gồm 7 cái) và 13 áo trang phục truyền thống dân tộc Êđê cho buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP .Buôn Ma Thuột.


Chiêng tre của người Ê đê

Cấu tạo của một chiêng tre (čing kram) gồm: 1 ống tre khô dài khoảng 30cm, đường kính từ 7-9cm; một thanh tre già có độ dài khoảng 40cm, rộng khoảng 7cm và một cái dùi bằng gỗ có quấn vải. Theo quan niệm của đồng bào Ê đê, số lẻ là số của sự may mắn nên mỗi bộ chiêng tre thường có 5, 7, 9 chiếc hợp lại thành một dàn chiêng.


Các loại nhạc cụ của người Ê-đê

Người Ê-đê có khoảng gần 40 vạn người, cư trú chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk và một số địa bàn thuộc tỉnh Gia Lai, Khánh Hòa, Phú Yên. Người Ê-đê có kho tàng văn hóa dân gian phong phú, trong đó nghệ thuật âm nhạc rất phát triển, giàu bản sắc và đa dạng các hình thức biễu diễn.



Đề xuất