Âm nhạc có thể phát hiện suy giảm nhận thức ở người cao tuổi

Các nhà nghiên cứu của Đại học Tel Aviv (Israel) đã phát hiện một phương pháp sử dụng âm nhạc để đo lường hoạt động của não bộ nhằm phát hiện sự suy giảm nhận thức ở người cao tuổi.

Phóng viên TTXVN tại Israel dẫn kết quả nghiên cứu cho hay phương pháp mới được thực hiện trên cơ sở đo lường sóng điện não trong thời gian 12-15 phút thực hiện các tác vụ về âm nhạc. Phương pháp này có thể được thực hiện dễ dàng bởi bất cứ nhân viên y tế và ở bất cứ cơ sở y tế nào mà không cần trải qua quá trình đào tạo đặc biệt.

Nhà nghiên cứu Neta Maimon của dự án trên giải thích rằng âm nhạc tác động mạnh lên các trung tâm khác nhau của não bộ. Một mặt, âm nhạc được cho là một kích thích tố nhanh đối với tâm trạng, đặc biệt là cảm xúc tích cực. Mặt khác, âm nhạc trong nhiều trường hợp là một thách thức đối với nhận thức, kích thích các phần trước của não bộ, đặc biệt là nếu tập trung vào những phần khác nhau của âm nhạc trong khi thực hiện một động tác đặc biệt.

Các nhà nghiên cứu trong dự án chia sẻ: “Phương pháp của chúng tôi cho phép theo dõi thường xuyên và phát hiện sớm sự suy giảm nhận thức nhằm điều trị và ngăn chặn nguy cơ suy giảm nhanh và nghiêm trọng. Những phương pháp kiểm tra phòng ngừa kiểu này thường được sử dụng cho những vấn đề về chức năng sinh lý như tiểu đường, huyết áp cao hoặc ung thư vú. Tuy nhiên, đến nay, chưa có phương pháp nào giúp theo dõi thường xuyên và dễ dàng đối với các vấn đề nhận thức của não bộ”.

Các nhà nghiên cứu đánh giá phương pháp này có thể giúp theo dõi khả năng nhận thức và phát hiện sự suy giảm nhận thức ở những giải đoạn đầu nhờ biện pháp và công cụ đơn giản. Phương pháp kiểm tra dạng này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao tuổi thọ và sức khỏe ở nhóm người cao tuổi.

Quang Minh

Tin liên quan

Người mắc COVID-19 thể nặng bị mất tới 10 điểm IQ

Những trường hợp mắc COVID-19 kèm theo các triệu chứng nặng có thể bị mất tới 10 điểm IQ hoặc bị suy giảm nhận thức. Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu được các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge và Đại học Hoàng gia London thực hiện. Nghiên cứu này một lần nữa củng cố về di chứng sức khỏe thể chất và tâm thần lâu dài ở người mắc COVID-19.


Thêm các nghiên cứu khẳng định bệnh nhân COVID-19 chịu những tổn thương về khả năng nhận thức

Hai báo cáo nghiên cứu mới công bố tiếp tục cung cấp những bằng chứng về các tác động lâu dài của bệnh COVID-19 tới khả năng nhận thức vài tháng sau khi mắc bệnh. Các báo cáo, thực hiện dựa trên một dự án nghiên cứu hội chứng "COVID kéo dài" do Đại học Cambridge đứng đầu, chỉ ra nhiều bệnh nhân bị hội chứng này đang chịu những tổn thương "đáng kể và có thể đánh giá được" về khả năng ghi nhớ hoặc tập trung, kể cả sau khi bệnh nhẹ.


Mối quan hệ giữa giấc ngủ và nhận thức

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh mới đây phát hiện ngủ ít hơn 7 giờ hoặc nhiều hơn 9 giờ mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của con người như trí nhớ thị giác và thời gian phản ứng.



Đề xuất