Vũ điệu độc đáo của đồng bào Ba Na

Vũ điệu độc đáo của đồng bào Ba Na
Trong tiếng Ba na, múa được biểu cảm bằng động từ soang. Soang là múa tổng hợp, múa nói chung, múa theo vũ điệu có sẵn, vũ điệu ăn sâu vào tâm trí và tình cảm của mỗi người dân. Bên cạnh Soang, đôi khi người dân cũng dung từ Yun để chỉ các điệu múa, tuy nhiên yun chỉ là động tác nhú nhảy đơn giản, nhiều khi ngẫu hứng, không theo bài bản, yun trong tiếng Ba na có nghĩa là dập dềnh nhún nhảy.

Có rất nhiều điệu múa khác nhau, được trình diễn trong những dịp khác nhau. Mỗi điệu múa lại được diễn tấu cùng với những nhạc cụ riêng, trong đó cồng chiêng bao giờ cũng là nhạc cụ bắt buộc. Các điệu múa phổ biến thường là múa bỏ mả (soang p rự p sát a tâu), múa mừng lúa mới (soang sa k pô et b nao), múa cúng máng nước, mừng chiến thắng, múa trong tang lễ người chết… Trong từng điệu múa trên lại có những điệu mua hợp phần như múa trống, múa chia tay người chết, múa tạ ơn thần lúa…
Vũ điệu độc đáo của đồng bào Ba Na ảnh 1
Độc đáo điệu soang của đồng bào Ba Na. 
 
Múa Ba na mang một số đặc trưng đáng lưu ý. Thứ nhất, dù thể hiện tình cảm khác nhau, có điệu mua sôi nổi, mạnh mẽ như múa trống, có điệu múa vui vẻ, rạng rỡ như múa mừng lúa mới, có điệu múa lại êm đèm như soang pơ sat a tâu, nhưng nhìn trên tổng thể, múa ba na có cử động chủ yếu là thân thể (đàu, lưng, eo, hông) nhún nhảy êm dịu nhẹ nhang, cử động của chân tay chỉ là phối hợp. Thứ hai, đội hình múa bao giò cung xếp theo hình tròn hoặc hình vòng cung. Thứ ba, chiều vân dông của đội múa thường là chiều ngược kim đông hồ từ đông sang tây, đặc biệt trong múa đám tang và múa bỏ mả. 
Vũ điệu độc đáo của đồng bào Ba Na ảnh 2
Múa khiên - điệu múa dùng trong nghi lễ của người Ba Na. 
Thứ tư, múa là sinh hoạt mang tính nghi lễ, tính tôn giáo trước khi đóng vai trò giải trí, nói cách khác người ta chỉ có hội lễ công đồng. 

Thứ năm, nhìn chung, các điệu múa dù được diễn xương trong các dịp khác nhau, mang tên gọi khác nhau, nhưng đều trực tiếp hay gián tiếp diễn tả và tái hiên lại cac sinh hoạy sản xuất và xã hội truyền thống đã và đang diễn ra ở vung rừng núi của người Ba na.

Chẳng hạn, múa ăn trâu tái hiện những động tác săn bắn, múa mừng lứa vào kho tái hiện thao tác làm nương rẫy..Ở cấp đọ cao hơn có thể khẳng định mưa ba na nhìn chung là nghệ thuật, là nhịp điệu của những người săn bắn, hái lượm và gieo trồng.
Theo langvietonline.vn

Có thể bạn quan tâm