Lễ đón dâu của người Giáy

Lễ đón dâu của đồng bào Giáy gồm nhiều nghi lễ, được bảo tồn qua các thế hệ. Đoàn đi đón dâu phải có đủ các thành phần: Đội thổi Pí lè (bốn người), hai người già, chú rể, phù rể, hai cô gái, một cậu em dắt ngựa cho chị dâu và một đoàn người gồng gánh lễ vật. 


Chiếc khố của đàn ông Cơ - tu

Chiếc khố với đàn ông Cơ - tu được coi là một “gia tài”. Chúng gồm nhiều loại: loại không có hoa văn, loại được trang trí hoa văn bằng cườm và loại trang trí hoa văn bằng chì. Những dãy hoa văn được trang trí trên nền vải chàm đen thường là hình đàn ông Cơ - tu múa tung tung (múa nam), hình dây buộc Gươl, hình trang sức, hình hàng rào, hình xương cá...


Dân tộc Lự

Dân tộc Lự ở nước ta có khoảng gần 6.000 người, sống tập trung chủ yếu ở 2 huyện Sìn Hồ và Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Người Lự còn có tên gọi khác là Phù Lừ, Nhuồn, Duồn. Tiếng nói của người Lự thuộc nhóm ngôn ngữ Tày -Thái, ngữ hệ Thái- Ca Đai.


Dân tộc Jrai

Dân tộc Jrai có khoảng trên 40 vạn người , cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai, một phần ở Kon Tum và Đắc Lắk. Người Jrai gồm có các nhóm địa phương Tơ-buăn, Mthur, Hdung, Chor, A ráp. Người Jrai có tiếng nói gần gũi với tiếng Ê-đê, Chăm, Raglai, Chu-ru, thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo.


Dân tộc M'nông

Dân tộc M'nông có khoảng 12 vạn người, gồm nhiều nhóm địa phương như Preh, Gar, Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil, Đíp, Bu Nor, Bu Đâng, Bu Đêh..., cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Nông, một phần tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước. Tiếng nói người Mnông thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.


Dân tộc Mông

Dân tộc Mông ở nước ta có khoảng 90 vạn người, cư trú tập trung ở miền núi vùng cao thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An. Người Mông có các tên gọi khác nhau: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Xanh, Mông Đen, Mông Lai. Tiếng Mông thuộc ngôn ngữ Mông – Dao.


Dân tộc Khmer

Dân tộc Khmer ở nước ta hiện có khoảng 1,3 triệu người, sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Hậu Giang.


Dân tộc Cống

Dân tộc Cống hiện có khoảng trên 2.000 người, sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và khu vực ven sông Đà. Dân  tộc Cống còn có các tên gọi khác là Xắm Khống, Mâng Nhé, Xá Xeng. 


Dân tộc Thái

Dân tộc Thái hiện nay có khoảng 1,6 triệu người, sinh sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An. Dân tộc Thái có tên gọi là Táy và có các nhóm Táy Đăm, Táy Khao, Tày Mười, Tày Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc.


Dân tộc Lô Lô

Dân tộc Lô Lô hiện có khoảng gần 4.600 người, là một trong số những dân tộc rất ít người ở nước ta, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai. Dân tộc Lô Lô được chia làm 2 nhóm gồm Lô Lô đen và Lô Lô hoa và có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn.


Nhà rông Tây Nguyên

Ở Tây Nguyên, đặc biệt là ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, nhà Rông được biết đến là“linh hồn” của buôn làng. Nhà Rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng như: lễ Tết, hội họp, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng... 


Dân tộc Chơ ro

Dân tộc Chơ ro có khoảng 27.000 người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Người Chơ ro còn có tên gọi khác là Đơ-ro, Châu ro. Tiếng nói của người Chơ ro thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á.


Dân tộc Ê Đê

Dân tộc Ê-đê có gần 40 vạn người, sống tập trung chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk và một phần ở các huyện phía tây hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên. Người Ê-đê có các tên gọi khác là Ănăk Êđê, Rađê, Êđê – Egar, Đê. Người Ê-đê có tới 17 nhóm địa phương. Tiếng nói người Ê-đê thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo.


Dân tộc Hrê

Dân tộc Hrê ở nước ta có khoảng hơn 113.000 người, cư trú chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và một số ít ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Dân tộc Hrê còn có tên gọi khác là Chăm rê, Chom, Thượng Ba Tơ...


Dân tộc K’ho

Cộng đồng K’ho gồm các nhóm địa phương là Xrê, Nộp, Cơ–dòn, Chil, Lát, Tring. Tiếng K’ho thuộc nhóm ngôn ngữ Môn–Khmer.


Dân tộc Sán Dìu

Dân tộc Sán Dìu ở nước ta có hơn 126.000 người, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Dân tộc Sán Dìu còn có các tên gọi khác Sán Déo, Trại, Trại Ðất, Mán quần cộc…


Dân tộc Sán Chay

Dân tộc Sán Chay ở nước ta có khoảng 170.000 người, cư trú chú yếu ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Yên Bái, Phú Thọ và Quảng Ninh. Người Sán Chay chia làm hai nhóm, phân biệt bằng ngôn ngữ. Nhóm nói tiếng Cao Lan gần gũi với tiếng Tày, Nùng và nhóm nói tiếng Sán Chỉ thuộc nhóm ngôn ngữ Hán.


Dân tộc Chu-ru

Dân tộc Chu-ru ở nước ta hiện có gần 20.000 người, cư trú tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận. Người Churu còn có các tên gọi khác là Chơ-ru, Ru.


Dân tộc Giáy

Dân tộc Giáy ở nước ta có khoảng gần 60.000 người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái,  Lai Châu và Cao Bằng. Người Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng, Giẳng. Tiếng Giáy thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.