Độc đáo nghi lễ, trang phục truyền thống của dân tộc Dao

Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II diễn ra tại Thái Nguyên, ngày 7 và 8/10/2022, tại Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam ở thành phố Thái Nguyên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc Dao. 14 đoàn thuộc 14 tỉnh có đông đồng bào Dao sinh sống đã tham gia tham gia biểu diễn, trình diễn ba nội dung gồm: Trình diễn trang phục dân tộc; liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trích đoạn nghi lễ truyền thống của dân tộc Dao.


Người lưu giữ nét văn hóa của người Jơ Lâng

Đối với cộng đồng người Jơ Lâng (nhánh của dân tộc Bahnar) đang sinh sống tại làng Kon Cheo Leo thuộc thôn 5, thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy (Kon Tum), bà Y Trieng, 55 tuổi, được ví như “linh hồn” của làng khi am hiểu và thông thạo nhiều loại hình văn hóa truyền thống. Bà Y Trieng có thể chơi các loại nhạc cụ như K’lông pút, đàn T’rưng, đánh cồng chiêng và múa xoang. Đặc biệt, bà Y Trieng còn là nghệ nhân hát thành thục và biết nhiều bài hát dân ca truyền thống của dân tộc Bahnar.


Gìn giữ nét đẹp văn hóa người Cờ Lao đỏ (Bài cuối)

Từ nhiều đời nay, người Cờ Lao đỏ (Hà Giang) đã sinh sống ở những bản làng bên sườn dãy Tây Côn Lĩnh. Là dân tộc rất ít người, trải qua thời gian, những giá trị văn hóa cốt lõi của người Cờ Lao đỏ tại Hà Giang đã có sự thay đổi, nhiều nét đẹp truyền thống được gìn giữ, bảo tồn từ đời này qua đời khác, nhưng cũng có không ít đặc trưng đã bị mất đi, phai mờ theo thời gian.


Gìn giữ nét đẹp văn hóa người Cờ Lao đỏ (Bài 2)

Từ nhiều đời nay, người Cờ Lao đỏ (Hà Giang) đã sinh sống ở những bản làng bên sườn dãy Tây Côn Lĩnh. Là dân tộc rất ít người, trải qua thời gian, những giá trị văn hóa cốt lõi của người Cờ Lao đỏ tại Hà Giang đã có sự thay đổi, nhiều nét đẹp truyền thống được gìn giữ, bảo tồn từ đời này qua đời khác, nhưng cũng có không ít đặc trưng đã bị mất đi, phai mờ theo thời gian.


Gìn giữ nét đẹp văn hóa người Cờ Lao đỏ (Bài 1)

Từ nhiều đời nay, người Cờ Lao đỏ (Hà Giang) đã sinh sống ở những bản làng bên sườn dãy Tây Côn Lĩnh. Là dân tộc rất ít người, trải qua thời gian, những giá trị văn hóa cốt lõi của người Cờ Lao đỏ tại Hà Giang đã có sự thay đổi, nhiều nét đẹp truyền thống được gìn giữ, bảo tồn từ đời này qua đời khác, nhưng cũng có không ít đặc trưng đã bị mất đi, phai mờ theo thời gian.


Chuẩn bị chu đáo cho Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II

Nhằm chuẩn bị chu đáo cho Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II, tối 5/10, tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Ban Tổ chức chương trình Ngày hội đã tổ chức tổng duyệt Lễ khai mạc. Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cùng các sở, ban, ngành liên quan đã tham dự chương trình.


Nghi thức “Cột tay” của người Khmer Nam Bộ

Với đồng bào Khmer Nam Bộ, nghi thức “cột tay” (lễ buộc tay) là một trong những phong tục độc đáo, không chỉ diễn ra trong cuộc sống thường ngày mà còn xuất hiện ở hầu hết các nghi lễ.


Tái hiện nghi lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Pà Thẻn

Nằm trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã tái hiện nghi lễ cấp sắc của dân tộc mình.


Chầm Riêng Chà Pây trong đời sống của người Khmer Nam Bộ

Trong kho tàng âm nhạc truyền thống của người Khmer Nam Bộ, Chầm Riêng Chà Pây là một loại hình nghệ thuật dân gian có lịch sử hàng trăm năm nay, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2013.


Đặc sắc nghi lễ cưới của đồng bào Dao đỏ

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2022), tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào người Dao đỏ ở tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tái hiện nghi lễ cưới truyền thống độc đáo của dân tộc mình.


Sơn La: Đặc sắc lễ mừng cơm mới ở miền quê cổ tích Ngọc Chiến

Trong 2 ngày 27 và 28/8, UBND xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ hội mừng cơm mới năm 2022. Đây là một tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp, mang đậm bản sắc văn hóa, nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng tốt đẹp của đồng bào các dân tộc nơi đây.


Tết tháng Bảy - Nét đẹp văn hóa của người Lô Lô ở Hà Giang

Tết tháng Bảy - còn được gọi là Tết “Xi lòn dủ” - Lễ cúng tổ tiên của đồng bào Lô Lô đen, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Theo truyền thống, cứ đến ngày 25/7 âm lịch, khi công việc đồng áng tương đối nhàn rỗi, đồng bào dân tộc Lô Lô đen lại tổ chức Lễ cúng tổ tiên - lễ hội quan trọng nhất, lớn nhất và không thể thiếu trong năm của đồng bào Lô Lô đen nơi cực Bắc Tổ quốc.


Lễ Cầu an, Cầu phúc của dân tộc Tày

Lễ cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày, thể hiện sự thành kính với thần linh, tổ tiên, ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.


Phong tục cưới hỏi của người Bahnar

Với người Bahnar, phong tục cưới hỏi có ý nghĩa rất quan trọng. Tùy từng vùng, miền mà phong tục này có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung vẫn giữ được nét nguyên sơ, giàu tính nhân văn.


Nét đẹp trang phục truyền thống phụ nữ Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán như lễ cấp sắc, tục cưới hỏi, dân ca dân vũ, trò chơi dân gian, nếp sinh hoạt hằng ngày…, trong đó bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.


Vũ điệu dâng trời của người Cơ Tu

Vũ điệu “Tung tung da dá” (Vũ điệu dâng trời) bao đời nay gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người Cơ-tu. Không một người Cơ-tu nào dù ở Quảng Nam, Đà Nẵng hay Thừa Thiên - Huế xa lạ với điệu múa này.