Âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Nhiều năm qua, âm nhạc dân gian Tây Nguyên luôn được đông đảo người yêu âm nhạc đón nhận, trân trọng; có sức sống bền bỉ, mang đặc trưng riêng trong nền âm nhạc Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, sự phong phú của thể loại âm nhạc đặc trưng, có giá trị nghệ thuật cao này vẫn luôn trường tồn và cần tiếp tục được đầu tư khai thác.


Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer Nam Bộ

Chôl Chnăm Thmây là một trong những lễ lớn mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ. Trong dịp Tết cổ truyền này, tất cả mọi người dù bận bịu đến đâu thì cũng phải tranh thủ dành thời gian để lên chùa, đặc biệt là tham gia đắp núi cát. Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, đây là hoạt động vừa thể hiện lòng thành kính tưởng nhớ tổ tiên vừa tích công đức để cuộc sống hiện tại và tương lai được tốt đẹp hơn. Bên cạnh ý nghĩa về đạo đức, nghi lễ đắp núi cát còn có ý nghĩa lớn lao khác là bảo vệ môi trường của chúng ta đang sống.


Tái hiện Tết cầu mùa của người Dao Tiền

Vừa qua, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), người Dao Tiền đến từ huyện Mộc Châu (Sơn La) đã tổ chức tái hiện Tết cầu mùa (Tết nhảy) đặc sắc của dân tộc mình.


Gìn giữ nét đẹp truyền thống của đồng bào Thái tại Sơn La

Tháng 4/1993, gần 70 hộ đồng bào Thái trắng di dân tái định cư thủy điện Hòa Bình từ xã Tường Tiến, huyện Phù Yên về hai bản Phiêng Tiến và Phiêng Hạ, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu (Sơn La). Sau gần 30 năm tại nơi ở mới, người dân đã hòa nhập tốt, luôn đoàn kết với nhân dân các dân tộc sở tại, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, đời sống vật chất tinh thần ngày càng nâng cao.


Đặc sắc lễ cầu an, cầu phúc của đồng bào dân tộc Tày

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2022, ngày 16/4/2022 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Tày đến từ tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức tái hiện Lễ cầu an, cầu phúc đặc sắc của dân tộc mình.


Độc đáo Lễ cúng Then của dân tộc Thái tại Phong Thổ, Lai Châu

Trong Lễ hội Then Kin Pang, nghi thức Lễ cúng Then rất đặc sắc, thể hiện đời sống tâm linh của đồng bào Thái trắng ở khu vực Mường So, Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu với đất trời.Theo truyền thuyết của người Thái trắng ở Lai Châu, vua trời đã phái các thần Then xuống hạ giới đầu thai thành người trần để cứu nhân độ thế. Then cũng là người đại diện cho người dân giao tiếp với các vị thần linh cầu phúc cho dân, ban cho bản Mường một năm mưa thuận gió hoà, vạn vật bình yên.


Tái hiện Lễ hội Áp Hô Chiêng của người Thái trắng ở Phong Thổ

Lễ hội Then Kin Pang ở xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu diễn ra từ ngày 8/4-10/4/2022 với rất nhiều các hoạt động phong phú, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Đặc biệt, tại lễ hội đã tái hiện lại Lễ hội Áp Hô Chiêng (Lễ hội gội đầu) của đồng bào Thái trắng khu vực xã Mường So, Khổng Lào.


Lễ Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Lào

Dân tộc Lào là một trong các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng Tây Bắc thuộc các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Trong các nghi lễ của đồng bào dân tộc Lào, mừng cơm mới (Kin khẩu hó) là nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng trong năm.


Tín ngưỡng thờ Mẹ lúa của đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn

Từ xa xưa, đời sống của đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn đã gắn bó mật thiết với cây lúa. Trong quan niệm của họ, lúa là cây lương thực chính và người làm ra hạt lúa là người mẹ, là vị thần mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, tín ngưỡng thờ mẹ lúa luôn được đồng bào đặc biệt coi trọng.


Độc đáo Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng ở Hà Giang

Lễ cúng rừng (Mo Đổng trư) của người Nùng ở Hoàng Su Phì được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2016. Lễ cúng rừng hàng năm được tổ chức lớn nhất diễn ra tại các xã Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ.


Lễ gieo hạt của người Tà Ôi

Với quan niệm các đấng thần linh (Yang) thường ngự trị trên nương, suối nên trước khi bắt đầu mùa vụ mới, đồng bào dân tộc Tà Ôi lại tổ chức lễ gieo hạt nhằm cầu mong các vị thần Núi, thần Sông, thần Lúa che chở, cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.


Nét đẹp văn hóa trong lễ cấp sắc của người Dao Tiền

Cấp sắc là một nghi thức tín ngưỡng đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao ở tỉnh Sơn La nói chung và người Dao Tiền ở huyện Mộc Châu nói riêng. Đàn ông người Dao đều trải qua lễ cấp sắc, một nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành, cũng như sự thừa nhận của cộng đồng về người được cấp sắc.


Lễ mừng lúa mới của đồng bào dân tộc K’ho

Trong khuôn khổ Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lần đầu tiên đồng bào dân tộc K’ho đến từ thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã giới thiệu Lễ mừng lúa mới độc đáo của dân tộc mình tron những ngày đầu Xuân.


Nghi thức cúng tổ tiên của đồng bào dân tộc Lô Lô

Trong khuôn khổ Ngày hội “ Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đồng bào dân tộc Lô Lô ở thôn Sảng Pả A, thị Trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã tổ chức tái hiện trích đoạn Lễ cúng tổ tiên đặc sắc của dân tộc mình.


Độc đáo phong tục đón Tết của người Thái Lai Châu

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới với 20 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm khoảng 32%. Trải qua thời gian, người Thái Lai Châu hiện còn giữ được nhiều phong tục tập quán đặc sắc, độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nổi bật phải kể đến phong tục đón Tết cổ truyền.


Độc đáo tranh thờ của người Dao quần chẹt Thanh Hóa

Sinh sống lâu đời trên vùng đất Cẩm Thủy (Thanh Hóa), đồng bào dân tộc Dao quần chẹt đã gìn giữ và duy trì một trong những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình đó là tranh thờ. Đối với người Dao, tranh thờ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh nhất là thời điểm đầu Xuân năm mới.