Nghi thức rước đại lịch của người Khmer Nam Bộ

Nghi thức rước đại lịch của người Khmer Nam Bộ
Hoạt cảnh sân khấu hóa nghi thức đón chư thiên tại chùa Bâng Tol Sa thuộc xã Viên An, huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Ảnh: Trung Hiếu
Hoạt cảnh sân khấu hóa nghi thức đón chư thiên tại chùa Bâng Tol Sa thuộc xã Viên An, huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Ảnh: Trung Hiếu

Đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, lễ rước đại lịch diễn ra dưới sự hướng dẫn của Achar hoặc sư cả. Vị Achar đội mâm lễ vật trên đầu gồm: quyển đại lịch, nhang đèn, hoa quả... Một người đi phía sau cầm lọng màu vàng che cho người đội mâm. Sau cùng là đoàn người tay cầm nhang, đèn đốt sẵn. Già trẻ tuần tự xếp hàng hai, hàng ba xuất phát từ hướng Đông, theo chiều kim đồng hồ, đi vòng quanh chánh điện, thể hiện sự cung kính đối với đức Phật. Khi đi đủ ba vòng, đoàn rước tiến vào chánh điện. Vị sư cả tiếp nhận quyển đại lịch, đặt lên bệ thờ, tụng kinh đón vị thần cai quản năm mới và tụng kinh cầu an. Những gia đình không tham gia rước đại lịch tại chùa cũng có thể thực hiện nghi thức đón năm mới tại nhà…

Để đánh dấu thời khắc năm cũ bước sang năm mới, người Khmer tổ chức rước đại lịch Maha Songkran vào ngày đầu tiên của lễ hội Vào năm mới. Ảnh: Thanh Tú
Để đánh dấu thời khắc năm cũ bước sang năm mới, người Khmer tổ chức rước đại lịch Maha Songkran vào ngày đầu tiên của lễ hội Vào năm mới. Ảnh: Thanh Tú

Lễ rước đại lịch của người Khmer Nam Bộ có ý nghĩa tương tự lễ đón giao thừa trong Tết Nguyên đán của người Việt và nhiều dân tộc khác, nhằm tiễn những điều xui xẻo của năm cũ, gửi gắm ước vọng vào những điều mới mẻ, may mắn, tốt lành trong năm mới.

Lễ rước đại lịch Maha Songkran của người Khmer có ý nghĩa tiễn những điều xui xẻo của năm cũ, gửi gắm ước vọng vào những điều mới mẻ, may mắn, tốt lành trong năm mớ. Ảnh: Yến Thanh
Lễ rước đại lịch Maha Songkran của người Khmer có ý nghĩa tiễn những điều xui xẻo của năm cũ, gửi gắm ước vọng vào những điều mới mẻ, may mắn, tốt lành trong năm mớ. Ảnh: Yến Thanh
Chi Pi Sấth

Có thể bạn quan tâm