Lễ cúng rằm tháng Bảy của người Dao

Lễ cúng rằm tháng Bảy của người Dao
Lễ vật cúng trong Lễ cúng rằm tháng bảy của người Dao. Ảnh: Hoàng Tâm
Lễ vật cúng trong Lễ cúng rằm tháng bảy của người Dao. Ảnh: Hoàng Tâm

Người Dao thường lấy ngày 14 tháng 7 âm lịch (chiệp phẩy) là ngày chính rằm, vì vậy, bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 âm lịch, người Dao đã bắt đầu ăn Tết rằm tháng Bảy và sẽ không quá ngày 14 âm lịch.

Thắp hương để mời, thần linh, ông bà tổ tiên về ăn Tết rằm tháng Bảy. Ảnh: Hoàng Tâm
Thắp hương để mời, thần linh, ông bà tổ tiên về ăn Tết rằm tháng Bảy.
Ảnh: Hoàng Tâm

Người Dao quan niệm "vạn vật hữu linh", họ tin vào sự tồn tại của cõi thiêng, do đó mọi gia đình con cháu người Dao đều có tục thờ cúng tổ tiên, thần linh để tỏ lòng tôn kính, tưởng nhớ về công lao của tổ tiên và cầu mong sự ấm no, hạnh phúc cho gia đình làng bản.

Thầy cúng đọc lời cúng mời thần linh, ông bà tổ tiên... Ảnh: Hoàng Tâm
Thầy cúng đọc lời cúng mời thần linh, ông bà tổ tiên... Ảnh: Hoàng Tâm

Vào dịp rằm tháng Bảy, gia đình con cháu người Dao cùng nhau sửa soạn mâm lễ cúng tưởng nhớ đến tổ tiên, các vị thần linh đã che chở cho con cháu trong suốt năm qua. Lễ vật gồm có: Một con heo, 1 con gà trống, bánh chưng của người Dao, rượu và 5 cái chén, 1 chén nước, 1 bát nhang, giấy bản của người Dao.

Thầy cúng dâng tiền vàng và rót rượu mời thần linh, ông bà tổ tiên về chứng giám lòng thành của con cháu. Ảnh: Hoàng Tâm

Thầy cúng dâng tiền vàng và rót rượu mời thần linh, ông bà tổ tiên về chứng giám lòng thành của con cháu. Ảnh: Hoàng Tâm
Thầy cúng dâng tiền vàng và rót rượu mời thần linh, ông bà tổ tiên về chứng giám lòng thành của con cháu. Ảnh: Hoàng Tâm

Cỗ rằm tháng Bảy được tổ chức theo từng gia đình, nếu gia đình nào không tự làm lễ cúng được thì sẽ mời thầy cúng về để làm lễ cúng cho gia đình mình. Và mỗi gia đình sẽ tự chuẩn bị từ 5 - 7 mâm cỗ để mời anh em, bạn bè, hàng xóm đến cùng ăn tết. Nội dung của lễ cúng chủ yếu là mời tổ tiên về ăn tết cùng gia đình, mong tổ tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, gia đình được an khang, thịnh vượng, cây trồng vật nuôi phát triển, nhà nhà đều ấm no, hạnh phúc, đồng thời phân phát bố thí thức ăn cho các sinh linh, cô hồn không nơi nương tựa và đây cũng chính là một tục lệ không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Dao, thể hiện tấm lòng nhân ái đối với con người và chúng sinh.

Thầy cúng đốt tiền vàng, gửi cho thần linh, ông bà tổ tiên nhận tấm lòng của con cháu để làm lộ phí đi đường. Ảnh: Hoàng Tâm
Thầy cúng đốt tiền vàng, gửi cho thần linh, ông bà tổ tiên nhận tấm lòng của con cháu để làm lộ phí đi đường. Ảnh: Hoàng Tâm

Mời rượu để tiễn thần linh, ông bà tổ tiên về với cõi thiêng, phù hộ cho con cháu mọi việc tốt lành. Ảnh: Hoàng Tâm
Mời rượu để tiễn thần linh, ông bà tổ tiên về với cõi thiêng, phù hộ cho con cháu mọi việc tốt lành. Ảnh: Hoàng Tâm

Sau phần lễ là phần ca hát với điệu múa chuông đặc sắc của đồng bào Dao. Ảnh: Hoàng Tâm
Sau phần lễ là phần ca hát với điệu múa chuông đặc sắc của đồng bào Dao. Ảnh: Hoàng Tâm 
          Hoàng Tâm

Có thể bạn quan tâm