Lễ cúng bến nước – Nét văn hóa đặc sắc vùng Tây Nguyên

Lễ cúng máng nước của dân tộc Xê-đăng. Ảnh: Trần Tấn
Lễ cúng máng nước của dân tộc Xê-đăng. Ảnh: Trần Tấn
Đối với đồng bào các dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên, khi chọn đất để lập làng thì việc đầu tiên phải làm là xác định nguồn nước. Chính vì vậy đồng bào rất quý trọng nguồn nước. 
Lễ cúng máng nước của dân tộc Xê-đăng. Ảnh: Trần Tấn
Lễ cúng máng nước của dân tộc Xê-đăng. Ảnh: Trần Tấn

Có hai loại nguồn nước thường được đồng bào chọn. Nếu sống ở khu vực gần đồng bằng, đồng bào sẽ chọn một điểm cố định ven sông làm bến nước sinh hoạt chung. Nếu sống ở vùng đồi núi, họ chọn nơi có mạch nước chảy từ khe núi xuống rồi lắp máng nước được làm bằng tre để sử dụng. Khi tìm được nguồn nước, việc đầu tiên cần làm là tổ chức cúng bến nước với lễ vật là: 1 con lợn đen, 1 con gà đen và 1 ghè rượu.

Nguồn nước quý để sinh hoạt hằng ngày. Ảnh: Trần Tấn
Nguồn nước quý để sinh hoạt hằng ngày. Ảnh: Trần Tấn

Sau khi bến nước được dọn sạch sẽ, máng nước được thay mới, lợn, gà được nấu chín, già làng sẽ đặt ghè rượu phía dưới máng nước, lấy phần gan lợn và gan gà còn sống đặt vào tai ghè rượu rồi khấn. Kết thúc phần lễ, mọi người cùng nhau uống rượu và trò chuyện cho đến khi ghè rượu nhạt dần...

Những bầu nước mát sạch nơi đầu nguồn. Ảnh: Trần Tấn
Những bầu nước mát sạch nơi đầu nguồn. Ảnh: Trần Tấn

Với ý nghĩa tạ ơn thần nước đã đem lại những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi trong năm mới, Lễ cúng bến nước là một trong những lễ hội quan trọng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Trần Tấn
(DTMN)

Có thể bạn quan tâm