Độc đáo "văn hóa kiêng cử, giữ rừng" của người Cơ tu ở Tây Giang

Độc đáo "văn hóa kiêng cử, giữ rừng" của người Cơ tu ở Tây Giang
Độc đáo "văn hóa kiêng cử, giữ rừng" của người Cơ tu ở Tây Giang ảnh 1
Bạt ngàn cánh rừng nguyên sinh ở Tây Giang.

Sống giữa núi rừng tây Trường Sơn hùng vĩ, nơi có những cánh rừng xanh bạt ngàn, nơi mây trắng xoá bồng bềnh bao phủ bốn mùa, dẫu từ ngàn đời đồng bào Cơ tu nơi đây sống và canh tác chủ yếu bằng nghề nương rẫy, nhưng có một điều rất thú vị và văn minh trong văn hoá canh tác nương rẫy của cư dân nơi đây, họ vẫn giữ tốt được các khu rừng già, rừng đầu nguồn, rừng Lim, Pơ mu, Sến, Dổi dá và nhiều cây Đa hơn ngàn năm tuổi quý hiếm với độ che phủ của rừng lên đến 70% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Già Cơ lâu Nâm vui mừng cho biết: “Trong văn hoá chọn đất lập làng của người Cơtu, họ luôn quan niệm ở đâu có rừng, có dòng sông, khe suối ở đó làng mới tồn tại và phát triển vững bền được. Với người Cơ tu rừng không chỉ đơn thuần là môi trường sống, là cây cỏ, là động-thực vật cho họ sự sống, rừng còn là cội nguồn văn hoá của họ, rừng còn là thần linh che chở và bảo vệ họ khỏi thú giữ, kẻ thù. Do vậy, rừng luôn được xem như vị thần linh, ân nhân vĩ đại, linh thiêng của làng”.
 
Du khách chụp ảnh lưu niệm bên cây cụ Pơ mu cổ thụ
 
Từ ngàn đời xưa đồng bào Cơ tu Tây Giang nơi đây đã có ý thức rất cao về công tác bảo vệ môi trường sống của mình, nhất là cánh rừng già, rừng đầu nguồn, khe sông, ke suối…. Để giữ được rừng, nhất là cây gỗ quý hiếm, cánh rừng nguyên sinh cha ông Cơ tu ngàn đời xưa để mang ơn rừng đã sớm gắn lên trên các thân cây, cánh rừng những vị thần bất diệt nhằm để con cháu, thế hệ sau này luôn biết giữ rừng, ứng xử có văn hoá với rừng, biết yêu, biết quý, biết tôn thờ thần cây, thần rừng từ đó không dám làm hại cánh rừng già, rừng quý hiếm, vì nếu xâm hại rừng phạm pháp, rừng rẽ làm dân làng ốm đau, không sinh con đẻ cái được, làng dịch bệnh, thiên tai lũ lụt rình rập…..và nặng hơn là chịu các hình phạt của làng, đẩy ra khỏi làng nếu không chấp hành tốt.
 
Thanh bình làng văn hóa du lịch Pơr ning, xã Lăng, Tây Giang

Già làng Cơ lâu Nhấp ở xã Lăng cho biết thêm: “Từ xa xưa trong văn hoá, luật tục của người Cơ tu luôn được cộng đồng làng chấp thuận, không ai dám vi phạm vì sợ làm hại đến làng, đến thần linh. Khi làm nương rẫy luôn được các cao niên, già làng họp bàn kỹ lưỡng và khi các nóc nhà chấp hành tốt các yêu cầu của già làng họ mới được phát rẫy, khu vực phát rẫy thường là đất rừng không non quá,không già quá, cấm tuyệt đối phátrẫy nơi khu rừng cónghĩa địa, rừng thiêng (khu rừng có nhiều gỗ quý), rừng đầu nguồn…., khi làm nhà ở, làm Nhà Gươl của làng việc chọn cây, việc cúng kiếng thần cây luôn được già làng bàn kỹ, chặt cây nào?, ở đâu?, để không gây hại đến cây con, khu rừng thiêng của làng mình và làng khác”.

Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc, đồng bào Cơtu Tây Giang nơi ngọn nguồn Sông A vương vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc, nhất là trong Văn hoá giữ rừng, để cho con cháu hôm nay và mai sau có những cánh rừng di sản quý hiếm như: khu rừng Lim xanh (ở xãLăng), quần thể Pơ mu hơn hai ngàn cây(ở Tr’hy và A xan), trong đó có 725 là cây di sản Việt Nam mãi trường tồn cùng nhân loại, đây là thành quả, là giá trị văn hoá tốt đẹp của người Cơ tu Tây Giang cần được trân trọng, gìn giữ và tôn vinh. Là niềm tự hào, lá phổi xanh của đất nước trước những biến đổi khó lường về môi trường, khí hậu của toàn cầu, trước những tàn phá, khai thác rừng, tài nguyên thiên nhiên thiếu khoa học, làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống ở một số nơi hiện nay.
Rừng là cội nguồn văn hóa của đồng bào Cơ tu

Những ngày hè nắng nóng, Tây Giang hôm nay được ví như “tủ lạnh treo giữa trời”, bởi điều kiện khí hậu luôn trong lành, mát mẻ, những bản làng thanh bình, những cánh rừng xanh bạt ngàn xa tít, đặc biệt khi dịch vụ chi trả môi trường rừng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, từ làm nghề làm nương rẫy sang trồng cây cao su, cây keo lai, cây sâm bản địa như ba kích, đẳng sâm, tr’đin…..cộng thêm với văn hoá, luật tục giữ rừng của làng và luật bảo vệ rừng của Nhà nước, hứu hẹn trong nay mai Tây Giang có thêm nhiều những cánh rừng di sản Việt Nam, là điểm hẹn lý tưởng cho du lịch sinh thái, văn hoá, là niềm tự hào của con cháu mai sau về văn hoá dân tộc, mãi sợi chỉ vàng là lá phổi xanh của đất nước sẽ luôn được bảo vệ và phát triển không ngừng bằng những chính sách và giải pháp thích đáng hợp với lòng dân, hợp văn hoá bản địa của đồng bào Cơ tu nơi đây
Theo mientrung.vanhien.vn

Có thể bạn quan tâm