Dân tộc Sán Dìu

Dân tộc Sán Dìu

Người Sán Dìu Lục Ngạn (Bắc Giang)
Người Sán Dìu Lục Ngạn (Bắc Giang)

 
Người Sán Dìu chủ yếu làm ruộng nước và có trình độ canh tác khá cao. Ngoài lúa nước, người Sán Dìu còn trồng rau màu trên nương, đồi, bãi ven sông suối. Vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, gà, lợn, dê.
 
Người Sán Dìu có tập quán trồng bông, dệt vải. Màu chàm hoặc nâu là màu chủ đạo. Trang phục của người Sán Dìu ngày nay đang thay đổi. Nam giới mặc như nam giới dân tộc Kinh. Trang phục phụ nữ có những nét riêng, cách mặc không giống nhau giữa người già và người trẻ. Chiếc áo dài mặc ngoài của phụ nữ Sán Dìu gần giống chiếc áo tứ thân của phụ nữ Kinh. Chiếc áo ngắn được mặc ở bên trong, cùng với chiếc yếm. Phụ nữ Sán Dìu có tập quán ăn trầu, túi vải đựng trầu hình múi bưởi, có thêm nhiều hoa sặc sỡ.

Người Sán Dìu Tuyên Quang
Người Sán Dìu Tuyên Quang

 
Người Sán Dìu ở thành từng xóm nhỏ, thường sống trong những ngôi nhà trệt, nền đất, vách tường được đắp bằng đất nện. Mái lợp bằng rạ, tranh hoặc lợp ngói máng.

Công cụ sản xuất của người Sán Dìu
Công cụ sản xuất của người Sán Dìu

 
Trong nhà, người chồng là chủ gia đình. Con theo họ cha, con trai được thừa hưởng gia tài. Cha mẹ quyết định việc cưới gả cho con. Nơi thờ cúng của mỗi gia đình được đặt ở gian chính giữa.
 
Người Sán Dìu Quảng Ninh
Người Sán Dìu Quảng Ninh


Người Sán Dìu có vốn thơ ca dân gian phong phú, đáng chú ý là hình thức hát soọng cô (đối đáp nam nữ) phổ biến trong dịp lễ hội, ngày xuân, đêm trăng đẹp, thể hiện tình yêu trong lao động, giữa con người với con người.

Có thể bạn quan tâm