Dân tộc Chu-ru

Dân tộc Chu-ru
Người Chu-ru đang biểu diễn tấu nhạc với điệu Tamga
Người Chu-ru đang biểu diễn tấu nhạc với điệu Tamga

Tiếng Chu-ru thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Người Chu-ru sống theo làng. Chủ làng là người đàn ông cao tuổi có uy tín do các thành viên trong làng lựa chọn và là người làm chủ các lễ nghi của làng. Dưới làng là các cộng đồng huyết thống như dòng họ, gia đình lớn và gia đình nhỏ. Đại gia đình người Chu-ru thường có 3-4 thế hệ, sống trong nhà dài. Người Chu-ru hôn nhân một vợ một chồng, con gái thường là người chủ động trong hôn nhân, sau khi cưới, người chồng cư trú bên nhà vợ.

Người Chu-ru có truyền thống làm nông nghiệp. Lúa là cây lương thực chủ yếu. Phụ nữ Chu-ru thường mặc áo sơ mi, khoác một tấm vải choàng trắng, váy màu xanh đen và đeo các trang sức đặc trưng. Nam thường mặc áo dài màu đen, quấn xà rông, có khăn đội đầu.

Cô gái dân tộc Chu-ru
Cô gái dân tộc Chu-ru

Người Chu-ru tin theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh, họ thờ cúng tổ tiên. Trong nhà người Chu-ru không có bàn thờ, việc thờ cúng diễn ra ở nghĩa địa. Lễ cúng tổ tiên không có ngày tháng nhất định, có thể 2-3 năm hoặc vài chục năm mới cúng một lần tùy theo hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Người Chu-ru có nhiều nghi lễ nông nghiệp như cúng thần đập nước, thần mương nước, thần lúa, ăn mừng lúa mới...

Một buổi lễ trong cộng đồng người Chu-ru
Một buổi lễ trong cộng đồng người Chu-ru

Người Chu-ru có vốn ca dao, tục ngữ, truyện cổ, trường ca khá phong phú. Trống, kèn, đồng la, r’tông, tenia... là những nhạc cụ đặc sắc của người Chu-ru. Trong ngày vui, họ thường tấu nhạc với điệu Tamga, một vũ điệu mang tính cộng đồng, hầu như người Chu-ru nào cũng biết và ưa thích.

Có thể bạn quan tâm