37 tác phẩm xuất sắc và 8 cơ quan báo chí được trao Giải Báo chí về chủ đề "Văn hóa ứng xử"

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cùng Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo trao giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích cho các tập thể đạt giải. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cùng Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo trao giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích cho các tập thể đạt giải. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Chiều 18/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ trao Giải Báo chí về chủ đề Văn hóa ứng xử.

Qua hai vòng Sơ khảo và Chung khảo, Hội đồng Giám khảo đã xem xét, lựa chọn được 37 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất và 8 cơ quan báo chí tích cực tham gia, đoạt nhiều giải để trao.

37 tác phẩm xuất sắc và 8 cơ quan báo chí được trao Giải Báo chí về chủ đề "Văn hóa ứng xử" ảnh 1Ban tổ chức trao giải Nhì cho tác giả Vũ Xuân Cường, Báo Tin tức (TTXVN). Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Với giải Tập thể, giải Nhất được trao cho Báo Hà Nội mới; giải Nhì thuộc về Báo Văn hóa; giải Ba thuộc về Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là các đơn vị có nhiều tác phẩm dự giải và đoạt giải.

37 tác phẩm xuất sắc và 8 cơ quan báo chí được trao Giải Báo chí về chủ đề "Văn hóa ứng xử" ảnh 2 Trao giải Nhì cho các tác giả đạt giải ở các loại hình báo chí. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Đối với cá nhân, Ban Tổ chức đã trao 4 giải Nhất các thể loại báo In, báo Điện tử, báo Hình, áo Nói (thể loại báo Ảnh không có giải Nhất) cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất.

37 tác phẩm xuất sắc và 8 cơ quan báo chí được trao Giải Báo chí về chủ đề "Văn hóa ứng xử" ảnh 3 Ban tổ chức trao giải Ba cho tác giả Lê Thanh Tùng, Phóng viên Ban Biên tập Ảnh (TTXVN) với tác phẩm "Người mẹ tri thức của những đứa trẻ nhiễm "H"". Ảnh: TTXVN phát

4 giải Nhất gồm các tác phẩm. chùm tác phẩm: loạt 4 bài: "Văn hóa công sở - văn hóa người Hà Nội thuộc về nhóm tác giả Kiều Duy Chánh, Cù Xuân Trường, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Hồ Hải Hà ( Báo Hà Nội mới); loạt 5 bài: "Vinh danh những người tuyến đầu chống dịch COVID-19" của nhóm tác giả: Phạm Thị Thảo Anh, Phạm Thị Thùy Dung, Đàm Thị Hoài Anh, Nguyễn Thị Thùy Linh, Vi Tô Thế (Báo Lao động); tác phẩm "Không biết mình là ai" của nhóm tác giả Hoàng Trang, Kim Ngân, Bích Vân, Minh Trang, Quỳnh Anh, Văn Công, Hoàng Hiệp, Lan Anh, Đức Thắng, Thanh Hoàng, Văn Khương, Tất Khoa, Trương Huy (Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam); loạt 2 kỳ "Nghĩa tình bộ đội Cụ Hồ ở châu Phi" của nhóm tác giả: Vũ Thị Hồng Linh, Nguyễn Thị Nhi, Bùi Anh Tuấn (Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội).

Ban Tổ chức đã trao 5 giải Nhì, 10 giải Ba, 16 giải Khuyến khích cho các tác giả đoạt giải.

Tham dự giải báo chí về chủ đề Văn hóa ứng xử, TTXVN có hai tác giả đoạt giải. Đó là tác giả Vũ Xuân Cường (Báo Tin Tức) với loạt 4 bài "Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội trước thông tin giả tràn lan và giải pháp ngăn chặn" đoạt giải Nhì thể loại báo Điện tử; tác giả Lê Thanh Tùng với tác phẩm "Người mẹ tri thức của những đứa trẻ nhiễm 'H'" đoạt giải Ba thể loại báo Ảnh.

Phát biểu tại Lễ trao giải, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Trưởng Ban Tổ chức Giải thưởng khẳng định: Đảng, Nhà nước ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, động lực phát triển kinh tế - xã hội. Báo chí là một bộ phận của văn hóa; báo chí sáng tạo, phổ biến, lưu truyền văn hóa. Mỗi một tác phẩm báo chí là một sản phẩm văn hóa, mỗi nhà báo là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.

37 tác phẩm xuất sắc và 8 cơ quan báo chí được trao Giải Báo chí về chủ đề "Văn hóa ứng xử" ảnh 4 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cùng Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo trao giải Nhất cho các tác giả đạt giải ở các loại hình báo chí. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019, ngày 19/8/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải báo chí về chủ đề Văn hóa ứng xử.

Theo Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo, đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước. Giải Báo chí về chủ đề "Văn hóa ứng xử" đã, đang và sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về văn hóa ứng xử trên các phương tiện thông tin đại chúng; động viên, khuyến khích các cơ quan báo chí, nhà báo trong thực hiện tuyên truyền về văn hóa ứng xử, tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa những hành vi ứng xử văn hóa sâu rộng trong xã hội.

37 tác phẩm xuất sắc và 8 cơ quan báo chí được trao Giải Báo chí về chủ đề "Văn hóa ứng xử" ảnh 5 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cùng Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo trao giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích cho các tập thể đạt giải. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo đề nghị các cơ quan báo chí, các nhà báo luôn nhiệt huyết, trách nhiệm, tiếp tục đồng hành với sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa của đất nước. Trong những lần tổ chức tới, Ban Tổ chức cần tăng cường công tác truyền thông về giải để các cơ quan báo chí, các phóng viên, biên tập viên thấy được ý nghĩa thiết thực, tham gia đông đảo hơn nữa.

Sau hơn một năm phát động, Giải báo chí đã thu hút sự tham gia đông đảo của các cơ quan thông tấn báo chí, các nhà báo, cộng tác viên trên cả nước. Ban Tổ chức đã nhận được 358 tác phẩm của gần 70 tác giả, nhóm tác giả đến từ hơn gần 100 cơ quan báo chí và đông đảo cộng tác viên trên toàn quốc.

Theo đánh giá của Ban Giám khảo, các tác phẩm dự giải đều có chất lượng tốt; có tính thời sự cao, phản ánh thực tiễn đời sống sinh động, cách ứng xử văn hóa đối với các vấn đề xã hội quan tâm, như: văn hóa trong giao thông, văn hóa công sở, văn hóa gia đình, trường học, bệnh viện, công sở, nơi công cộng, văn hóa các dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... Đặc biệt là có nhiều bài viết về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19...

Phúc Hằng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm