10 năm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (2012 - 2022): Niềm tin của người dân ngày càng được củng cố vững chắc hơn

Sáng 30/6, tại Hà Nội, Bộ Chính trị tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022 nhằm chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm; đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới. Qua theo dõi trực tuyến Hội nghị, các cán bộ, đảng viên tỉnh Cà Mau đánh giá cao sự nghiêm minh của Đảng và pháp luật trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân.

10 nam phong, chong tham nhung, tieu cuc (2012 - 2022): Niem tin cua nguoi dan ngay cang duoc cung co vung chac hon hinh anh 1Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ảnh; Phương Hoa - TTXVN

Nêu quan điểm về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua, ông Võ Văn Xuyên, nguyên Phó trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ tỉnh Cà Mau nhấn mạnh, với quan điểm cơ bản, xuyên suốt là "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" và không chịu bất kỳ sức ép của cá nhân, tổ chức nào, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thực chất. Kết quả lớn nhất không chỉ thể hiện qua số vụ phát hiện hay số đối tượng bị phát hiện tham nhũng tiêu cực mà chính là niềm tin của nhân dân vào sự nghiêm minh của Đảng, của pháp luật trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo ông Lê Duy Tân, Bí thư Chi bộ khóm 3, phường 6, thành phố Cà Mau, chủ trương chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được người dân ủng hộ và thực tế niềm tin của người dân đang ngày càng được củng cố vững chắc hơn.

Ông Lê Duy Tân cho rằng, từ góc độ cơ sở, trong nhiều trường hợp, nhân dân là đối tượng dễ dàng nhận ra những biểu hiện tiêu cực của cán bộ, công chức trong khi thực thi chức trách, nhiệm vụ. Để góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh có hiệu quả với những hành vi, biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội với vai trò giám sát, cần tiếp tục đổi mới hoạt động, chủ động ghi nhận, xử lý những phản ánh của nhân dân. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, phân tích thông tin, kịp thời xử lý những biểu hiện tiêu cực ngay từ khi hình thành dư luận… Cùng với việc phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của quần chúng nhân dân, công tác phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm đúng người, đúng việc trong thực tế cần được cụ thể hóa bằng những chương trình hành động, cách làm cụ thể nhằm đạt được mục tiêu xứng đáng với kỳ vọng của Ðảng và ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Huỳnh Anh

Tin liên quan

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Khắc phục bất cập, bịt kín "khoảng trống", "kẽ hở" để không thể tham nhũng, tiêu cực

Sáng 30/6, tại Hà Nội, Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 đã diễn ra với gần 500 đại biểu dự họp trực tiếp và hơn 80.000 đại biểu dự họp trực tuyến tại hơn 4.000 điểm cầu trong cả nước.


Giám sát quyền lực để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Những ngày qua, trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu đã nhắc đến Vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Câu hỏi mà nhiều đại biểu đưa ra là giám sát quyền lực như thế nào để trong tương lai không có “những vụ Việt Á khác”.



Đề xuất