Yên Bái: Mưa lũ đã khiến 22 người chết, mất tích và bị thương, thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng

Yên Bái: Mưa lũ đã khiến 22 người chết, mất tích và bị thương, thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng
Nước lũ dân cao tại ngòi Thia đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, hoa màu của người dân tại bản Thón, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn. Ảnh: Trung Kiên – TTXVN
Nước lũ dân cao tại ngòi Thia đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, hoa màu của người dân tại bản Thón, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn. Ảnh: Trung Kiên – TTXVN
Trong đó, huyện Trạm Tấu có 3 người chết, huyện Văn Yên có 1 người chết; 11 người mất tích tại huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ; 7 người bị thương tại Thị xã Nghĩa Lộ và huyện Trạm Tấu. Mưa lũ đã làm 46 nhà bị sập trôi hoàn toàn, 235 nhà phải di dời người và tài sản, 801 nhà bị ngập nước, 26 nhà bị sạt lở taluy. Mưa lũ cũng đã cuốn trôi 04 phòng học cấp 4 tại xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu. Mưa lũ đã làm cầu Ngòi Thia, thị xã Nghĩa Lộ bị sập hai nhịp; sập trôi 01 cầu treo tại xã Hát Lừu, 01 cầu sắt tại xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu. Hơn 1.250m đường giao thông tại Thị xã Nghĩa Lộ. Quốc lộ 32, lý trình 264+274 tại khu vực Đèo Khau Phạ bị sạt taluy dương; Đường tỉnh 166 (Âu Lâu - Đông An) tại vị trí ngầm tràn Km 21+650. Đường tỉnh 174 (Văn Chấn - Trạm Tấu) tại vị trí ngầm tràn Km 8 + 800 bị ngập do nước sông Hồng dâng cao. Đèo Khau Phạ thuộc địa phận xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải bị sạt lở nhiều đoạn gây ách tắc giao thông…Tại Thành phố Yên Bái, nước sông dâng cao đã ngập một số tuyến đường. Ước tính thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng.
Yên Bái: Mưa lũ đã khiến 22 người chết, mất tích và bị thương, thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng ảnh 2
Nước lũ dân cao tại ngòi Thia đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, hoa màu của người dân tại bản Thón, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn. Ảnh: Trung Kiên – TTXVN
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, tỉnh Yên Bái đã huy động lực lượng tại chỗ và lực lượng tăng cường của tỉnh, quân sự, công an với tổng số 2.200 người; huy động xe, máy phương tiện các loại để tập trung khắc phục sạt lở. Các huyện, thị xã đã tổ chức di dời các hộ dân bị ảnh hưởng và bố trí nhà ở tạm thời cho 153 nhà. Đồng thời, tập trung máy móc, thiết bị để khắc phục giao thông các khu vực sạt lở để khai thông các tuyến đường Quốc lộ 32, đường tỉnh 166, đường tỉnh 174. Đồng thời, cácđịa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chỉ đạo các cơ quan chức năng có các biện pháp chủ động ứng phó mưa lũ, lũ quét và sạt lở đất. Ngay trong chiều 11/10, chủ trì cuộc họp khẩn cấp ngay tại thị xã Nghĩa Lộ, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà đã yêu cầu, các đơn vị liên quan tập trung tìm kiếm những người mất tích, khắc phục nhanh hậu quả do mưa lũ gây ra; khẩn trương thăm hỏi, hỗ trợ những gia đình bị cuốn trôi, có người chết, mất tích, bị thương. Tỉnh hỗ trợ 15kg gạo/khẩu trong 2 tháng đối với những gia đình bị nước cuốn trôi hoàn toàn.
Nước lũ dân cao tại ngòi Thia đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, hoa màu của người dân tại bản Thón, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn. Ảnh: Trung Kiên – TTXVN
Nước lũ dân cao tại ngòi Thia đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, hoa màu của người dân tại bản Thón, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn. Ảnh: Trung Kiên – TTXVN
Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các địa phương tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét; thông báo đến các thôn bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tuyên truyền, vận động nhân dân không đi súc cá, vớt củi trong những ngày mưa lũ; hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng mưa, lũ và sạt lở đất gây ra. Các địa phương tiếp tục chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn cùng với nhân dân khẩn trương tìm quỹ đất làm nhà cho số hộ dân còn lại chưa có đất để làm nhà mới; thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội đảm bảo ổn định đời sống các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo nhanh chóng khắc phục các công trình giao thông bị hư hỏng trên địa bàn các xã thị trấn nhằm đảm đảm giao thông thông suốt. Đối với những diện tích nông nghiệp bị thiệt hại, cần khẩn trương lập phương án, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế kịp thời phù hợp với điều kiện của địa phương; chủ động công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng.
Văn Tý -Trung Kiên

Có thể bạn quan tâm