Văn Chấn với công tác xã hội hóa giáo dục

Văn Chấn với công tác xã hội hóa giáo dục
Văn Chấn với công tác xã hội hóa giáo dục ảnh 1
Học sinh yêu trường, mến lớp hơn, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên, đó là những hiệu quả rõ nét của việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở huyện Văn Chấn

Là huyện vùng cao với 31 xã và thị trấn, chủ yếu là các xã nằm trong diện 135, Văn Chấn (Yên Bái) tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Để giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống đồng bào, huyện xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. 
Học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Suối Giàng ôn bài trước khi đến lớp
Học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Suối Giàng ôn bài trước khi đến lớp

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, ngành giáo dục huyện Văn Chấn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng hộ gia đình, thôn bản, các tổ chức xã hội nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục. Năm học 2016 - 2017 vừa qua, toàn huyện có 71 đơn vị trường nhận được sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội thông qua các suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó và hiện vật với tổng trị giá gần 300 triệu đồng. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình của Nhà nước, ngành giáo dục Văn Chấn đã huy động hàng nghìn ngày công lao động, nguyên vật liệu, tiền mặt từ cha mẹ học sinh để tu sửa trường lớp, bàn ghế…, với tổng trị giá quy đổi khoảng 1 tỷ đồng.
 
Giờ học tin học ở Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn
Giờ học tin học ở Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn 

Trong năm học 2016 - 2017, huyện Văn Chấn đã xây mới 18 phòng học cùng nhiều công trình phụ trợ với kinh phí nhiều tỷ đồng
Trong năm học 2016 - 2017, huyện Văn Chấn đã xây mới 18 phòng học cùng nhiều công trình phụ trợ với kinh phí nhiều tỷ đồng 

Những năm vừa qua, huyện Văn Chấn đã đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường
Những năm vừa qua, huyện Văn Chấn đã đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường

Bà Bùi Thị Oanh, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn cho biết: “Thời gian qua, ngành giáo dục Văn Chấn đã nhận được giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể và nhân dân để đầu tư xây dựng, sửa chữa trường, lớp học, các công trình phục vụ việc dạy và học. Nhờ vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, điều kiện sinh hoạt của các em học sinh và giáo viên được cải thiện đáng kể’’. Công tác xã hội hóa tại các trường dân tộc nội trú và bán trú cũng được ngành giáo dục Văn Chấn dành nhiều quan tâm. Hiện nay, các em học sinh bán trú ở trường phổ thông dân tộc bán trú được Nhà nước hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và 40% mức lương cơ sở.

Ngoài giờ học, học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn hăng say chăm sóc vườn rau của trường
Ngoài giờ học, học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn hăng say chăm sóc vườn rau của trường

Khu nhà bán trú nữ khang trang, ngăn nắp của Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Suối Giàng
Khu nhà bán trú nữ khang trang, ngăn nắp của Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Suối Giàng

Để giúp "đường đến trường" của các em được gần hơn, ngành giáo dục huyện Văn Chấn đã vận động nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình "Nâng bước cho học sinh dân tộc nội trú"
Để giúp "đường đến trường" của các em được gần hơn, ngành giáo dục huyện Văn Chấn đã vận động nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình "Nâng bước cho học sinh dân tộc nội trú"

Cơ sở vật chất được đầu tư, bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày được quan tâm, trường học đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Lành
Cơ sở vật chất được đầu tư, bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày được quan tâm, trường học đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Lành

Ngoài công tác chuyên môn, giáo viên công tác ở huyện Văn Chấn còn phụ trách thêm công việc vận động học sinh đến lớp
Ngoài công tác chuyên môn, giáo viên công tác ở huyện Văn Chấn còn phụ trách thêm công việc vận động học sinh đến lớp

Để giúp "đường đến trường" của các em được gần hơn, ngành giáo dục huyện còn vận động nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình “Nâng bước cho học sinh dân tộc nội trú”; cha mẹ học sinh đóng góp nguyên vật liệu, ngày công để xây dựng nhà bán trú, xây tường rào, sửa chữa sân trường… Thầy Bùi Văn Chinh - Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú phổ thông cơ sở Nậm Lành vui mừng chia sẻ: “Nhờ có sự chung tay từ nguồn vốn xã hội hóa mà bộ mặt nhà trường đã có nhiều thay đổi. Năm học 2016 - 2017, nhà trường đã huy động được 76 triệu đồng từ đóng góp của cha mẹ học sinh và các nguồn xã hội hóa. Nhà trường đã cải tạo lại sân trường để các em học sinh có sân chơi sạch sẽ không còn lầy lội…”. Những kết quả đáng ghi nhận trong công tác xã hội hóa giáo dục của ngành giáo dục huyện Văn Chấn đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành giáo dục tỉnh Yên Bái. 

Hoàng Hà - Hoàng Tâm

Có thể bạn quan tâm