Ứng phó với lũ sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long

Ứng phó với lũ sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đắp đê bao ngăn lũ tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Ảnh: Thanh Bình - TTXVN
Đắp đê bao ngăn lũ tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
Ảnh: Thanh Bình - TTXVN
Cảnh báo các tỉnh như Đồng Tháp,An Giang, Long An có diện tích lúa Hè Thu ở ngoài đê bao. Những diện tích trong đê bao cần phải giám sát, theo dõi, gia cố kịp thời những khu vực xung yếu, đảm bảo an toàn trong đê bao, ông Trần Bá Hoằng nhấn mạnh. Ông Nguyễn Văn Vương, Phó Trưởng phòng Phòng Cây lương thực, Cây thực phẩm, Cục Trồng trọt cho biết, vụ Hè Thu gieo cấy khoảng 1,6 triệu ha, hiện đã thu hoạch 572.000 ha, tương đương với 36% diện tích gieo cấy. Vụ Thu Đông có kế hoạch gieo cấy 745.000 ha, hiện đã xuống giống được 375.000 ha, tương đương 45% diện tích gieo cấy. Lũ sớm đang gây thiệt hại với những diện tích gieo cấy ngoài đê bao. Hiện lúa Hè Thu cơ bản đến kỳ thu hoạch, Cục Trồng trọt đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng thu hoạch lúa Hè Thu, ưu tiên thu hoạch những diện tích bị ngập úng, có nguy cơ bị ngập với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Riêng vụ Thu Đông, các địa phương phải quyết liệt chỉ đạo rà soát, chỉ xuống giống những diện tích đượcbảo vệ bởi đê bao an toàn để đảm bảo an toàn cho sản xuất. Hiện tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch là 125.095ha/199.885 ha xuống giống; đang trổ chín: 66.197ha (dự kiến thu hoạch hoàn toàn trong khoảng 5 - 20 ngày tới). Tất cả diện tích lúa Hè Thu đều nằm trong ô bao bảo vệ triệt để và không triệt để; đỉnh bờ bao không triệt để có chỗ thấp, chỗ cao, hiện các địa phương đang gia cố những vị trí thấp để bảo vệ sản xuất. Tỉnh An Giang đã thu hoạch là 69.677/241.976 ha xuống giống. Diện tích còn lại chưa thu hoạch 172.299ha, trong đó có khoảng 2.300 ha ngoài đê bao. Dự kiến đến 30/8, tỉnh cơ bản thu hoạch dứt điểm diện tích lúa Hè Thu, do đó tùy theo mực nước lũ lên mức báo động 1, 2 nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ít hay nhiều. Theo ông Hoàng Hiệp, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống thiên tai, trước tình hình lũ hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có định hướng chuyển đổi sinh kế cho bà con nơi đây để thích ứng với điều kiện tự nhiên. Năm nay lũ sớm, Tổng cục Thủy sản cần chủ động đón lũ, khai thác lợi thế của lũ để phát triển kinh tế, giúp người dân chuyển đổi sinh kế như nuôi trồng thủy sản, điển hình là tôm càng xanh. Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, mực nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long đang lên và còn diễn biến phức tạp. Do lũ thượng nguồn về, trong 2 - 3 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh, sau đó lên chậm do triều thấp. Đến ngày 8/8/2018, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có khả năng lên mức 3,35m (dưới báo động 1 là 0,15m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc có khả năng lên mức 2,75m (dưới báo động 1 là 0,25m). Trong 10 ngày tiếp theo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên và đạt mức cao nhất vào ngày 13/8, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu lên mức 3,7m (trên báo động 1 là 0,2 m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc lên mức 3,1m (trên báo động 1 là 0,10m), sau đó biến đổi chậm. Đến ngày 18/8, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu ở mức 3,55m (trên báo động 1 là 0,05m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc ở mức 2,95m (dưới báo động 1 là 0,05m). Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An. Đỉnh lũ năm 2018 ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 2 và trên báo động 2, tương đương đỉnh lũ trung bình nhiều năm. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào khoảng nửa đầu tháng 10/2018. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1 - 2.
Bích Hồng

Có thể bạn quan tâm