Tiền Giang đầu tư gần 504 tỷ đồng phòng chống thiên tai

Tiền Giang đầu tư gần 504 tỷ đồng phòng chống thiên tai
Đóng cống Cầu Ván (hệ thống thủy lợi Đông Ba Rày), xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy. Ảnh: Minh Trí - TTXVN
 Đóng cống Cầu Ván (hệ thống thủy lợi Đông Ba Rày), xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy. Ảnh: Minh Trí - TTXVN
Theo đó, từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, Tiền Giang triển khai hai tiểu dự án: Tiểu dự án Nâng cấp hệ thống kiểm soát xâm nhập mặn vùng Gò Công và Tiểu dự án Kiểm soát và giảm rủi ro do lũ vùng Ba Rày – Phú An phía thượng nguồn sông Tiền với tổng vốn đầu tư trong năm 2018 lên đến trên 112 tỷ đồng. Mặt khác, địa phương còn đầu tư trên 236,8 tỷ đồng từ nguồn phân khai vốn xây dựng cơ bản của năm 2018 thi công 17 công trình thủy lợi trọng điểm lấy nước tưới tiêu phục vụ tiêu thoát lũ, phòng chống hạn mặn bảo vệ sản xuất và đời sống ở vùng khó khăn kết hợp phát triển giao thông, tạo thuận lợi cho việc đi lại, học hành, tiêu thụ nông sản hàng hóa và xây dựng nông thôn mới theo chuẩn quốc gia. Đáng chú ý, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các huyện, thị đầu nguồn sông Tiền cụ thể hóa chủ trương “sống chung với lũ” thông qua chuyển đổi sản xuất, nhân rộng những mô hình kinh tế phù hợp, tỉnh Tiền Giang còn đầu tư trên 40 tỷ đồng từ nguồn vốn thủy lợi phí cấp bù của năm 2018 thi công 167 công trình thủy lợi nội đồng có tổng chiều dài trên 158.000 m, khối lượng đất đào đắp trên 715.000 m3; kiên cố hóa 46 cống đập tạm cũng như thi công kịp thời các công trình phòng chống thiên tai, xử lý sạt lở, nâng cấp đê bao, tập huấn nâng cao kỹ năng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ và nhân dân trong toàn tỉnh. Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tình Tiền Giang, nhờ triển khai nguồn vốn đầu tư, kịp thời kiện toàn cống đập, đê bao, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất vừa phòng chống lũ lụt, hạn mặn kết hợp các biện pháp chủ động đối phó thiên tai, bão lũ theo phương châm “4 tại chỗ”, địa phương đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểu thiệt hại và giúp nhân dân an tâm an cư lạc nghiệp. Từ đó, tiến tới hoàn thiện mạng lưới công trình phòng chống thiên tại, phát huy tốt hiệu quả ứng phó biến đổi khí hậu vừa phục vụ tốt dân sinh, tạo tiền đề để phát triển bền vững về kinh tế - xã hội các địa bàn nông thôn sâu xa. Trong năm 2018, nhờ các công trình đầu tư phát huy hiệu quả nên thiên tai, lũ lụt không gây thiệt hại cho nhân dân các huyện, thị thượng nguồn sông Tiền phía Tây tỉnh. Riêng các huyện, thị phía Đông trong năm không phải chịu thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn, chỉ có hơn 9.300 ha lúa vụ Thu Đông ở nội đồng dự án ngọt hóa Gò Công bị đổ ngã do ảnh hưởng bão số 9 vừa qua làm giảm năng suất.
  Minh Trí

Có thể bạn quan tâm