Tánh Linh thúc đẩy liên kết sản xuất nông nghiệp

Tánh Linh thúc đẩy liên kết sản xuất nông nghiệp
Với diện tích canh tác lúa 11.000 ha, nằm trong lưu vực sông La Ngà, huyện Tánh Linh được xác định là một trong những vùng lúa trọng điểm của tỉnh Bình Thuận.
Với diện tích canh tác lúa 11.000 ha, nằm trong lưu vực sông La Ngà, huyện Tánh Linh được xác định là một trong những vùng lúa trọng điểm của tỉnh Bình Thuận.

Với 12 dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Chăm, Raglai, K'ho, Khmer..., đời sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, Tánh Linh được coi là một huyện nghèo của tỉnh Bình Thuận.

Không dừng lại ở cây lúa, một số loại cây trồng khác cũng được Tánh Linh kêu gọi đầu tư, liên kết sản xuất. Trong ảnh: Đồng bào K'ho chăm sóc ruộng bí xanh.
Không dừng lại ở cây lúa, một số loại cây trồng khác cũng được Tánh Linh kêu gọi đầu tư, liên kết sản xuất. Trong ảnh: Đồng bào K'ho chăm sóc ruộng bí xanh.

Tánh Linh hiện có khoảng 40.000 ha diện tích đất nông nghiệp, trong đó có 11.000 ha đất trồng lúa, khoảng 13.000 ha đất trồng cây hàng năm, còn lại là đất trồng các loại cây khác. Để lúa trở thành cây trồng trọng điểm, huyện đã tập trung phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, đồng thời phối hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng vùng sản xuất lúa giống. Huyện cũng đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cung cấp giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm cho đồng bào; tiếp tục xây dựng thương hiệu "Gạo Tánh Linh", hiện đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Cán bộ nông nghiệp huyện Tánh Linh hướng dẫn đồng bào K'ho kỹ thuật thụ phấn cây trồng.
Cán bộ nông nghiệp huyện Tánh Linh hướng dẫn đồng bào K'ho kỹ thuật thụ phấn cây trồng.
Không dừng lại ở cây lúa, một số loại cây trồng khác cũng được Tánh Linh kêu gọi đầu tư, liên kết sản xuất. Đến nay, huyện đã tổ chức liên kết trồng được 163 ha bắp (ngô) tại các xã: Đức Phú, Măng Tố, Bắc Ruộng, Lạc Tánh, Gia An, Đồng Kho; 20 ha cây ớt tại các xã: Bắc Ruộng, Huy Khiêm, Đồng Kho, Lạc Tánh, Gia An; khoảng 100 - 150 ha cây đậu xanh tại thị trấn Lạc Tánh; sản xuất hạt giống các loại rau, màu (bí đỏ, khổ qua…) tại xã La Ngâu... Cây trồng tại các diện tích này hiện cho sản lượng tốt, lợi nhuận tăng từ 7 triệu - 10 triệu đồng/ha.

Trạm bơm Tà Pao ở huyện Tánh Linh cấp nước từ sông La Ngà phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trạm bơm Tà Pao ở huyện Tánh Linh cấp nước từ sông La Ngà phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Ngành Nông nghiệp huyện Tánh Linh hội thảo luân canh cây trồng trên đất 3 vụ lúa kém hiệu quả.
Ngành Nông nghiệp huyện Tánh Linh hội thảo luân canh cây trồng trên đất 3 vụ lúa kém hiệu quả.

Liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao sản lượng lương thực trên địa bàn huyện. Năm 2017, tổng sản lượng lương thực của Tánh Linh đạt trên 180.000 tấn, tăng hơn 7.100 tấn so với năm 2016. Ông Võ Văn Ty, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết, để gắn sản xuất với tiêu thụ, huyện sẽ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung thành lập vùng sản xuất lúa giống, phát triển thêm diện tích trồng điều, cao su. Các sản phẩm nông nghiệp của huyện được chú trọng sản xuất theo hướng nông sản sạch, có giá trị kinh tế cao...

Trồng khổ qua (mướp đắng) góp phần tăng hiệu quả kinh tế, từng bước thay đổi tập quán canh tác của đồng bào dân tộc ở xã La Ngâu, huyện Tánh Linh. Nhiều hộ đồng bào K'ho ở xã La Ngâu, huyện Tánh Linh đã tổ chức liên kết trồng bắp (ngô) cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế. Cao su là cây trồng chủ lực trong huyện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn lao động ở nông thôn, miền núi.
Trồng khổ qua (mướp đắng) góp phần tăng hiệu quả kinh tế, từng bước thay đổi tập quán canh tác của đồng bào dân tộc ở xã La Ngâu, huyện Tánh Linh.
 
Trồng khổ qua (mướp đắng) góp phần tăng hiệu quả kinh tế, từng bước thay đổi tập quán canh tác của đồng bào dân tộc ở xã La Ngâu, huyện Tánh Linh. Nhiều hộ đồng bào K'ho ở xã La Ngâu, huyện Tánh Linh đã tổ chức liên kết trồng bắp (ngô) cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế. Cao su là cây trồng chủ lực trong huyện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn lao động ở nông thôn, miền núi.
Nhiều hộ đồng bào K'ho ở xã La Ngâu, huyện Tánh Linh đã tổ chức liên kết trồng bắp (ngô) cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế.
 
Trồng khổ qua (mướp đắng) góp phần tăng hiệu quả kinh tế, từng bước thay đổi tập quán canh tác của đồng bào dân tộc ở xã La Ngâu, huyện Tánh Linh. Nhiều hộ đồng bào K'ho ở xã La Ngâu, huyện Tánh Linh đã tổ chức liên kết trồng bắp (ngô) cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế. Cao su là cây trồng chủ lực trong huyện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn lao động ở nông thôn, miền núi.
Cao su là cây trồng chủ lực trong huyện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn lao động ở nông thôn, miền núi.

Hoa Anh Đào – Hoàng Hà – Tú Quỳnh
Báo in tháng 4/2018

Có thể bạn quan tâm