Phát triển vùng chuyên canh quế ở Quảng Nam

Phát triển vùng chuyên canh quế ở Quảng Nam
Phát triển vùng chuyên canh quế ở Quảng Nam ảnh 1
Huyện Nam Trà My hiện có hơn 2.600 ha quế tự nhiên, trong đó có những vùng quế cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Nguyễn Sơn

Nam  Trà  My hiện  là  địa  phương có  diện  tích  quế  tự nhiên  lớn  nhất  tỉnh Quảng  Nam  với  hơn 2.600  ha,  trong  đó có  những  vùng  quế cổ thụ  hàng  trăm năm tuổi.
 
Tỉnh Quảng Nam hiện đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm quế. Ảnh: Nguyễn Sơn
Tỉnh Quảng Nam hiện đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm quế. Ảnh: Nguyễn Sơn

Để bảo tồn nguồn  tài  nguyên, nguồn  gen  quý  này, Quảng  Nam  đã khoanh vùng, tổ chức quy  hoạch  và  phát triển  vùng  chuyên canh  quế. Theo  đó, có 4 địa phương được quy hoạch phát triển cây  quế  là  Bắc  Trà My,  Nam  Trà  My, Tiên Phước và Phước Sơn.  Trong  đó,  lấy Nam  Trà  My  là  địa bàn chủ lực của việc phát  triển  cây  quế. 
 
Vườn ươm quế giống ở huyện Nam Trà My. Ảnh: Nguyễn Sơn
Vườn ươm quế giống ở huyện Nam Trà My. Ảnh: Nguyễn Sơn 
Công đoạn phơi quế thường kéo dài từ 8 đến 10 ngày, cuộn tròn và cách xa mặt đất nhằm hạn chế sự bay hơi của dầu. Ảnh: Nguyễn Sơn
Công đoạn phơi quế thường kéo dài từ 8 đến 10 ngày, cuộn tròn và cách xa mặt đất nhằm hạn chế sự bay hơi của dầu. Ảnh: Nguyễn Sơn
Nhằm đẩy mạnh sản xuất ở những vùng khó khăn, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức quy hoạch, phát triển cây quế theo hướng chuyên canh. Ảnh: Nguyễn Sơn
Nhằm đẩy mạnh sản xuất ở những vùng khó khăn, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức quy hoạch, phát triển cây quế theo hướng chuyên canh. Ảnh: Nguyễn Sơn
Vào mùa thu hoạch quế (khoảng tháng 3 âm lịch), những người thợ lại vắt vẻo trên thân cây để bóc vỏ quế. Ảnh: Nguyễn Sơn
Vào mùa thu hoạch quế (khoảng tháng 3 âm lịch), những người thợ lại vắt vẻo trên thân cây để bóc vỏ quế. Ảnh: Nguyễn Sơn
Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, chế biến thực phẩm, hương liệu. Ảnh: Nguyễn Sơn
Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, chế biến thực phẩm, hương liệu. Ảnh: Nguyễn Sơn

Tỉnh cũng triển khai nhiều  chính  sách  hỗ trợ như: tạo điều kiện cho  doanh  nghiệp đầu tư, chế biến sản phẩm  từ  quế;  giao, khoán  quản  lý,  bảo vệ  rừng  vùng  quy hoạch trồng quế dưới tán  rừng  nghèo;  tổ chức  tập  huấn,  bồi dưỡng  kỹ  năng  ứng dụng  khoa  học  -  kỹ thuật  cho  lao  động địa  phương;  nghiên cứu  thị  trường,  đa dạng  hóa  sản  phẩm sau chế biến, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế… 
 
Cán bộ huyện Nam Trà My trao đổi kinh nghiệm trồng quế với đồng bào. Ảnh: Nguyễn Sơn
Cán bộ huyện Nam Trà My trao đổi kinh nghiệm trồng quế với đồng bào.
Ảnh: Nguyễn Sơn

Với  tổng  vốn  đầu tư  giai  đoạn  2017  - 2030 khoảng 113,5 tỷ đồng  được  huy  động từ  ngân  sách  Nhà nước,  doanh  nghiệp và người dân, Quảng Nam  phấn  đấu  đến năm  2025,  sẽ  phát triển và ổn định vùng nguyên  liệu  với  diện tích  trồng  quế  đạt 7.777  ha,  đến  năm 2030 đạt 10.000 ha.
Nguyễn Sơn
Báo in, tháng 10/2017

Có thể bạn quan tâm