Phát triển năng lực về chính sách đổi mới và quản lý các chương trình nghiên cứu và phát triển

Phát triển năng lực về chính sách đổi mới và quản lý các chương trình nghiên cứu và phát triển
Ông Đỗ Tiến Dũng phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Bộ KH&CN
Ông Đỗ Tiến Dũng phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Bộ KH&CN
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc CQĐH NAFOSTED đã tóm tắt về mục tiêu và ý nghĩa của Hội thảo.

Bà Nguyễn Thị Mai. Ảnh: Bộ KH&CN
Bà Nguyễn Thị Mai. Ảnh: Bộ KH&CN
 
Với cấu trúc hai ngày, Hội thảo đi từ thông tin tổng quan như chính sách đổi mới, các điều kiện nền tảng cho việc đổi mới, đến các nội dung cụ thể giúp thúc đẩy quá trình đổi mới gắn liền với hoạt động của các tổ chức tài trợ như các quy định về sở hữu trí tuệ, cách thức quản lý các chương trình nghiên cứu và phát triển trong nước và quốc tế. Với thiết kế chương trình có nhiều thời gian thảo luận, các bài trình bày phong phú từ 8 diễn giả của 7 tổ chức, Hội thảo có tính tương tác cao, mang đến những thông tin hữu ích và phù hợp với thành phần tham gia.

Ông Đào Mạnh Thắng, đại diện NASATI trình bày tại Hội thảo. Ảnh: Bộ KH&CN
Ông Đào Mạnh Thắng, đại diện NASATI trình bày tại Hội thảo. Ảnh: Bộ KH&CN
 
Tại Hội thảo, ông Alex Degelsegger, đại diện Trung tâm Đổi mới Xã hội Áo (ZSI) trình bày một số bài học trong chính sách và công cụ đổi mới tại Liên minh châu Âu (EU) và Đông Nam Á (ASEAN); sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ. Ông Đào Mạnh Thắng, đại diện NASATI trình bày về chỉ số đổi mới sáng tạo và kết quả đầu ra của khoa học tại Việt Nam. Ông Svend Otto Remoe, đại diện Hội đồng nghiên cứu Nauy (RCN) trình bày về các điều kiện khung của đổi mới (tổng quan, hội nhập kinh tế, Thỏa thuận chuyển giao tài liệu (MTA), mua sắm công).
 
Ông Christoph Elineau trao đổi về chương trình hợp tác đồng tài trợ nghiên cứu đổi mới sáng tạo JFS. Ảnh: Bộ KH&CN
Ông Christoph Elineau trao đổi về chương trình hợp tác đồng tài trợ nghiên cứu đổi mới sáng tạo JFS. Ảnh: Bộ KH&CN

Sau các bài trình bày, nhiều câu hỏi được đưa ra thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của nhiều có mặt tại Hội thảo cũng như diễn giả. Các câu hỏi tập trung vào một số đặc điểm đặc biệt của ASEAN được đề cập trong phần trình bày của diễn giả như tỷ lệ bằng sáng chế thuộc sở hữu công ở các nước ASEAN có xu hướng cao hơn rất nhiều nếu so với các nước châu Âu. Bên cạnh chia sẻ từ diễn giả châu Âu và đại biểu Việt Nam, các khách mời Phi-líp-pin cũng chia sẻ kinh nghiệm khuyến khích các nhà nghiên cứu, các tổ chức KH&CN đăng ký bằng sáng chế là kết quả của các nhiệm vụ được tài trợ bởi ngân sách nhà nước.

Ông Alex Degelsegger trình bày tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Bộ KH&CN
Ông Alex Degelsegger trình bày tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Bộ KH&CN
 
Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó giám đốc CQĐH NATIF; ông Christoph Elineau, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (DLR) cũng đã trao đổi về chương trình hợp tác đồng tài trợ nghiên cứu đổi mới sáng tạo (JFS) với sự tham gia của các tổ chức tài trợ châu Âu và Đông Nam Á. Bài trình bày cung cấp thông tin chi tiết về mục tiêu, quá trình xây dựng chương trình, thông báo tài trợ; quy trình, thủ tục đánh giá trong JFS; và kinh nghiệm từ quá trình triển khai thí điểm giai đoạn trước. Sau phần trao đổi của ông Christoph Elineau, bà Nguyễn Thị Mai, đại diện NATIF giới thiệu về các chương trình tài trợ của NATIF. Ông Rudie Trienes, đại diện Viện Hàn lâm Hoàng gia về Khoa học và Nghệ thuật Hà Lan (KNAW) trao đổi cụ thể về các quy trình cụ thể khi mời gọi hồ sơ, mục tiêu, hướng dẫn cụ thể về ngành và chủ đề cho các nhà khoa học trong việc nộp hồ sơ, cách thành lập quy chế cho việc gọi hồ sơ, thiết kế quy trình gọi hồ sơ cụ thể.
  
Ông Svend Otto Remoe trình bày tại Hội thảo. Ảnh: Bộ KH&CN
Ông Svend Otto Remoe trình bày tại Hội thảo. Ảnh: Bộ KH&CN
 
Đại diện NAFOSTED, ông Phạm Đình Nguyên và bà Trương Thị Thanh Huyền chia sẻ thông tin về quy trình đánh giá xét chọn hồ sơ đề nghị tài trợ cũng như quá trình quản lý đề tài của NAFOSTED. Các phần thảo luận xen kẽ trong mỗi bài trình bày đề cập đến nhiều khía cạnh của quá trình quản lý như kết quả nghiên cứu mong đợi của từng chương trình được xác định như thế nào, biện pháp tăng cường sự trao đổi giữa các nhà khoa học Việt Nam với quốc tế, quá trình thống nhất kết quả tài trợ sau đánh giá giữa các tổ chức tài trợ trong chương trình hợp tác đa phương, cách thức đánh giá kết quả thực hiện của các đề tài khi kết thúc, phương án đối với các đề tài không thực hiện được mục tiêu cũng như nội dung đã đăng ký.
 
 
Ông Rudie Triene, đại diện KNAW. Ảnh: Bộ KH&CN
Ông Rudie Triene, đại diện KNAW. Ảnh: Bộ KH&CN

Ông Phạm Đình Nguyên, đại diện NAFOSTED. Ảnh: Bộ KH&CN
Ông Phạm Đình Nguyên, đại diện NAFOSTED. Ảnh: Bộ KH&CN

Bà Trương Thị Thanh Huyền, đại diện NAFOSTED. Ảnh: Bộ KH&CN
Bà Trương Thị Thanh Huyền, đại diện NAFOSTED. Ảnh: Bộ KH&CN 

Có thể bạn quan tâm