Phát huy vai trò Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn

 Phát huy vai trò Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VII sẽ diễn ra từ ngày 11-13/12/2018 tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, TP. Hà Nội. Ảnh : hoinongdan.org.vn
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VII sẽ diễn ra từ ngày 11-13/12/2018 tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, TP. Hà Nội. Ảnh : hoinongdan.org.vn
Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Sản xuất nông nghiệp đã và đang phát triển theo hướng hàng hóa, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia. Nhiều nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế như: Cà phê, gạo, cao su, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, thủy sản, gỗ, sản phẩm từ gỗ... Tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp đạt bình quân 2,5%/năm; giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 2,73%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành giai đoạn 2013-2017 đạt 153 tỷ USD (trung bình tăng 1 tỷ USD/năm); năm 2017 đạt 36,2 tỷ USD, trong đó lĩnh vực trồng trọt đạt 18,9 tỷ USD, có 7 trong số 10 mặt hàng chủ lực xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Để góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng cho biết, Trung ương Hội đã ký Chương trình phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020. Các cấp Hội đã thực hiện một số đề tài nghiên cứu, nghiên cứu chuyên đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học quốc gia, quốc tế về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các cấp Hội đã thực hiện tốt việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Xây dựng “Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật nhà nông”, “Điểm truy cập Internet”; tổ chức các Cuộc thi “Nhà nông đua tài”, “Nông dân với công nghệ thông tin”, “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông”. Thời gian gần đây đã xuất hiện hàng ngàn giải pháp, sáng kiến ứng dụng trong sản xuất và đời sống để tiết kiệm chi phí, giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả lao động. Theo lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn. Xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bình quân, mỗi năm có hơn 6,5 triệu hộ đăng ký, trong đó có trên 3,6 triệu hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Nhiều mô hình sản xuất với quy mô lớn cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 11 triệu lao động, trong đó có trên 3,5 triệu lao động có việc làm thường xuyên, hơn 7 triệu lao động có việc làm theo mùa vụ, giúp hơn 300.000 hộ nông dân thoát nghèo. Hàng năm, các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đã giúp trên 220.000 hộ nghèo về vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm... trị giá trên 15.000 tỷ đồng, giúp hơn 100 ngàn hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm ăn khá giả, giàu có; đóng góp xây dựng hàng chục nghìn căn nhà tình thương, tình nghĩa và giúp cho trên 1 triệu hộ nghèo có thêm nguồn lực để phát triển sản xuất...Liên kết đào tạo nghề cho nông dân Sau hơn hai năm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", trình độ của nông dân trên cả nước đã có sự chuyển biến rõ rệt. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đào tạo nghề (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), đến cuối năm 2017, tổng số người được học nghề đã lên đến gần 210.000 người. Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lều Vũ Điều cho biết, thời gian qua, các cấp Hội rất chú trọng vào việc mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; tham gia vận động, hướng dẫn nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm các cấp Hội đã trực tiếp và phối hợp đào tạo nghề cho gần 240.000 nông dân đạt 105,3% so với chỉ tiêu Đại hội VI, Hội Nông dân Việt Nam đề ra. Trên 80% nông dân có việc làm ổn định sau khi học nghề. Các cấp Hội chủ động phối hợp tổ chức tốt tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất; tổ chức hơn 300.000 lớp tập huấn ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất cho trên 15 triệu lượt hội viên, nông dân; xây dựng trên 60.000 mô hình trình diễn Vietgap và chuyển giao thành công 2.700 mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản.... Với mục tiêu phải có 85% hội viên nông dân được thường xuyên tiếp cận kiến thức cần thiết, thông tin, thị trường, khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh, việc đào tào nghề cho nông dân là rất quan trọng trong nhiệm kỳ tới. Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lều Vũ Điều cho biết sẽ chú trọng dạy nghề theo hướng “khởi nghiệp” để người nông dân lựa chọn nghề phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thích ứng được cơ chế thị trường hiện nay; xây dựng giai cấp nông dân thực sự là chủ nhân của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, là lực lượng lao động có tri thức, có tay nghề và tính kỷ luật cao.Phát huy vai trò của Hội nông dân Việt Nam Làm việc với Hội Nông dân Việt Nam, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam là rất quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững. Các cấp Hội cần kết nối và hướng dẫn nông dân tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn; từ quy mô hộ nhỏ lẻ sang liên kết hợp tác với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị để chuyển từ sản xuất truyền thống, kinh nghiệm sang công nghệ cao; từ coi trọng năng suất, sản lượng sang bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập. "Muốn sản xuất hàng hóa lớn, đảm bảo chất lượng nông sản và mở rộng thị trường xuất khẩu chúng ta phải liên kết được nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp. Nhất định phải có hợp tác xã, trên hợp tác xã phải có doanh nghiệp đó là mô hình chúng ta hướng tới. Để làm tốt điều này Trung ương Hội nông dân cần phối hợp chặt chẽ với Liên minh hợp tác xã, hợp sức với nhau, cùng nhau làm và bổ sung cho nhau để làm tốt điều này", ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, Hội Nông dân Việt Nam cũng cần phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nông dân tích cực thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, hưởng ứng thiết thực các phong trào thi đua yêu nước do Trung ương và địa phương phát động. Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp tiếp tục chú trọng hơn nữa việc tập hợp, vận động, giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực hội viên; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; phát huy dân chủ cơ sở, để nông dân thực sự là chủ thể của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, các cấp Hội cần phối hợp tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, thiết bị, vật tư nông nghiệp; tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ; hướng dẫn nông dân tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, trong đó chú trọng liên kết hợp tác và cùng các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị; làm tốt việc nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình tốt, cách làm hay, lấy gương người nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi để thông tin tuyên truyền, tạo sự lan tỏa...
Đỗ Bình

Có thể bạn quan tâm