Ninh Thuận nhiều diện tích cây trồng chủ lực có nguy cơ mất trắng

Ninh Thuận nhiều diện tích cây trồng chủ lực có nguy cơ mất trắng
Nhiều diện tích măng tây xanh của người dân huyện Ninh Phước đang bị ngập lụt, có nguy cơ mất trắng. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Nhiều diện tích măng tây xanh của người dân huyện Ninh Phước đang bị ngập lụt, có nguy cơ mất trắng. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Mặc dù tại Ninh Thuận hiện đã hết mưa, trời nắng nhưng một số địa phương ở các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Thuận Bắc và Ninh Hải vẫn còn đối mặt với tình trạng ngập lụt; nhiều diện tích hoa màu vẫn ngập sâu trong nước. Lo sợ cây trồng bị ngập lâu ngày dẫn đến thối rễ, hư hại nặng, nông dân ở các địa phương vùng trũng thấp phải dùng máy bơm để bơm thoát nước liên tục. Ông Trương Quang Hiển ở xã An Hải, huyện Ninh Phước cho biết, gia đình ông đã đầu tư hơn 25 triệu đồng để trồng hơn 2 sào nho. Tuy nhiên nho đang trong giai đoạn bói, sắp chín thì bị mưa lũ của cơn bão số 9 ập đến, gây hư hại nặng, trái nho bị nứt nhiều, hư trên 50%, còn cây nho nếu không tiêu úng kịp thì sẽ bị thối rễ hoàn toàn.
Vườn nho của người dân huyện Ninh Phước vẫn đang ngập trong nước. Ảnh: Công Thử - TTXVN
 Vườn nho của người dân huyện Ninh Phước vẫn đang ngập trong nước.
Ảnh: Công Thử - TTXVN
Trước thực trạng trên, gia đình ông Hiển đang gấp rút phun thuốc cho nho để tránh tình trạng bị sâu bệnh, ruồi đậu gây hại; đồng thời chuẩn bị máy bơm để bơm tiêu nước trong vườn nho; đồng thời thuê nhân công đến tỉa bỏ những trái nho bị nứt, sau đó phải chăm sóc đặc biệt mới mong vớt vác được ít vốn đầu tư vụ này. Người trồng táo ở Ninh Thuận cũng đang “khóc ròng”, bởi không ít diện tích táo đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, gặp mưa lâu ngày dẫn đến thối trái, vàng trái. Hơn nữa vườn táo cũng đang bị ngập, lũ chưa rút nên muốn thu hoạch bán thì chẳng có thương lái nào đến mua. Với loại cây trồng ngắn ngày (rau, màu), vì bị ngập úng lâu, hư hại nhiều nên người dân cũng không mặn mà để bỏ kinh phí bơm nước tiêu úng, đành bỏ mặc trong cảnh ngập lụt, chờ nước rút mới đầu tư cải tạo đất trồng lại.
Anh Trương Quan Hiển (xã Phước Hải, huyện Ninh Phước), phun thuốc trừ sâu bệnh gây hại cho vườn nho đang ngập trong nước lũ. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Anh Trương Quan Hiển (xã Phước Hải, huyện Ninh Phước), phun thuốc trừ sâu bệnh gây hại cho vườn nho đang ngập trong nước lũ. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Mặc dù phương án ứng phó với bão lũ được các cấp, ngành và chính quyền các địa phương ở Ninh Thuận chủ động triển khai phòng chống, thế nhưng do lượng mưa quá lớn xảy ra trên diện rộng, lũ về nhanh nên đã gây ra một số thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là ở các địa phương vùng trũng thấp. Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, mưa lũ từ hoàn lưu cơn bão số 9 đã làm hơn 4.200 ha cây trồng bị ngập, trong đó nhiều nhất là lúa, nho, táo và một số loại hoa màu khác. Đáng nói hơn, hiện nay còn khá nhiều diện tích cây trồng bị ngập sâu, khả năng mất trắng là khó tránh khỏi. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đang phối hợp với các địa phương chủ động tiêu úng cho cây trồng; đồng thời đang có giải pháp để sớm hỗ trợ người dân bị thiệt hại khôi phục lại sản xuất, kịp vụ Đông  - Xuân tới.
Công Thử  

Có thể bạn quan tâm