Nâng cao đời sống vùng đồng bào Chăm ở Bình Thuận

Nâng cao đời sống vùng đồng bào Chăm ở Bình Thuận
Cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở vùng đồng bào Chăm (Bình Thuận).
Cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở vùng đồng bào Chăm (Bình Thuận).
Nhiều hộ đồng bào Chăm ở Bình Thuận có thu nhập ổn định từ nghề gốm truyền thống.Ảnh:DTMN - TTXVN
Nhiều hộ đồng bào Chăm ở Bình Thuận có thu nhập ổn định từ nghề gốm truyền thống.Ảnh:DTMN - TTXVN

Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, vùng đồng bào Chăm nói riêng, nhiều năm qua, Bình Thuận đã thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Những năm qua, tỉnh Bình Thuận luôn chú trọng công tác tư vấn, đào tạo nghề cho con em đồng bào Chăm. Ảnh:DTMN - TTXVN
Những năm qua, tỉnh Bình Thuận luôn chú trọng công tác tư vấn, đào tạo nghề cho con em đồng bào Chăm. Ảnh:DTMN - TTXVN

Tại các thôn, bản có đông đồng bào Chăm sinh sống, hệ thống điện lưới quốc gia, đường ô tô, trạm y tế, nhà văn hóa, trường học đã được xây dựng khá hoàn chỉnh và đồng bộ; 100% xã và 90% thôn có hệ thống nước sinh hoạt tập trung... Được hỗ trợ vốn, nhiều hộ đã mạnh dạn mua máy cày, máy xới, máy gặt đập... phục vụ sản xuất. Nếu như năm 2004, tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp vùng đồng bào Chăm là 35% thì đến nay, tỷ lệ này đạt trên 90%. Nhiều hộ phát triển các mô hình trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: chuối già, ngô lai, lúa nước, sắn, cao su, điều ghép…, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Chương trình hỗ trợ vay vốn phát triển chăn nuôi đã giúp nhiều hộ đồng bào Chăm ở Bình Thuận thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Chương trình hỗ trợ vay vốn phát triển chăn nuôi đã giúp nhiều hộ đồng bào Chăm ở Bình Thuận thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Chương trình hỗ trợ vay vốn phát triển chăn nuôi đã giúp nhiều hộ đồng bào Chăm ở Bình Thuận thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Chương trình hỗ trợ vay vốn phát triển chăn nuôi đã giúp nhiều hộ đồng bào Chăm ở Bình Thuận thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Dự án tưới Phan Rí - Phan Thiết hoàn thành đã giúp đồng bào Chăm ở huyện Bắc Bình chủ động tưới, tiêu, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Dự án tưới Phan Rí - Phan Thiết hoàn thành đã giúp đồng bào Chăm ở huyện Bắc Bình chủ động tưới, tiêu, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận luôn chú trọng công tác đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Chăm nói riêng.
Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận luôn chú trọng công tác đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Chăm nói riêng.
Đồng bào Chăm luôn tin tưởng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sẽ tiếp tục mang lại đời sống ấm no cho cộng đồng.
Đồng bào Chăm luôn tin tưởng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sẽ tiếp tục mang lại đời sống ấm no cho cộng đồng.

Nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào Chăm, tỉnh đã khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, gắn với du lịch cộng đồng tại các xã Phan Thanh, Phan Hòa, Phan Hiệp (huyện Bắc Bình). Nhiều chính sách an sinh xã hội cũng được tỉnh triển khai kịp thời, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả. Đời sống của đồng bào Chăm ở Bình Thuận hôm nay đã đổi thay nhiều, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4%. Đây là niềm vui lớn của đồng bào Chăm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Nguyễn Thanh

Có thể bạn quan tâm