Nam Giang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Nam Giang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Đồng bào dân tộc ở xã Đắc Pring, huyện Nam Giang có nhiều đổi thay nhờ biết làm lúa nước, phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Ảnh: Đỗ Trưởng
Đồng bào dân tộc ở xã Đắc Pring, huyện Nam Giang có nhiều đổi thay nhờ biết làm lúa nước, phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Ảnh: Đỗ Trưởng

Nam Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có chung đường biên giới hơn 70 km với nước bạn Lào. Toàn huyện có 12 xã, thị trấn, dân số khoảng 23.000 người, chủ yếu là đồng bào Cơ-tu… Do đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên huyện xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có vai trò hết sức quan trọng.

Đồng bào dân tộc ở các xã vùng cao thuộc huyện Nam Giang trồng cây mây rừng bán cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Ảnh: Đỗ Trưởng
Đồng bào dân tộc ở các xã vùng cao thuộc huyện Nam Giang trồng cây mây rừng bán cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Ảnh: Đỗ Trưởng

Sau thời gian tích cực vận động đồng bào chuyển đổi theo hướng "3 cây, 3 con" (keo - chuối - cao su và bò - lợn (heo) - dê), đến nay, Nam Giang đã có tổng đàn gia súc 17.000 con, tổng diện tích gieo, trồng cây hàng năm đạt gần 6.000 ha. Bên cạnh đó, huyện còn triển khai hỗ trợ hàng trăm con bò, hàng nghìn cây keo giống cho các hộ đồng bào nghèo, đồng thời thực hiện tốt các cơ chế, chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Thành quả từ các cơ chế, chính sách này đã và đang giúp giảm dần tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 46,8% (giảm hơn 5,1% so với năm 2016). Riêng năm 2017, đã có 219 hộ đồng bào trên địa bàn tự nguyện đăng ký thoát nghèo.

Những cây cao su trên đất Nam Giang đã cho mủ, đánh dấu bước chuyển mình của vùng cao trong nỗ lực tái cơ cấu cây trồng, tìm hướng mới cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế. Ảnh: Đỗ Trưởng
Những cây cao su trên đất Nam Giang đã cho mủ, đánh dấu bước chuyển mình của vùng cao trong nỗ lực tái cơ cấu cây trồng, tìm hướng mới cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế. Ảnh: Đỗ Trưởng

Giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025, Nam Giang tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ mỗi xã 200 triệu đồng/năm. Với những chính sách thiết thực, Nam Giang đang từng bước phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần cải thiện đời sống đồng bào.

Ngành nông nghiệp huyện Nam Giang khuyến khích đồng bào phát triển chăn nuôi heo (lợn) bản địa. Ảnh: Đỗ Trưởng
Ngành nông nghiệp huyện Nam Giang khuyến khích đồng bào phát triển chăn nuôi heo (lợn) bản địa. Ảnh: Đỗ Trưởng

Nghề chăn nuôi bò ở huyện Nam Giang góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc. Ảnh: Đỗ Trưởng
Nghề chăn nuôi bò ở huyện Nam Giang góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc. Ảnh: Đỗ Trưởng

Cây dứa đang góp phần phủ xanh đồi núi và mang lại cuộc sống no ấm cho đồng bào dân tộc ở huyện Nam Giang. Ảnh: Đỗ Trưởng
Cây dứa đang góp phần phủ xanh đồi núi và mang lại cuộc sống no ấm cho đồng bào dân tộc ở huyện Nam Giang. Ảnh: Đỗ Trưởng
Đỗ Trưởng
báo in tháng 2/2018

Có thể bạn quan tâm