Lễ tra hạt đầu năm mới – nét văn hóa độc đáo của người Khơ Mú ở Điện Biên

Lễ tra hạt đầu năm mới – nét văn hóa độc đáo của người Khơ Mú ở Điện Biên

       Lễ tra hạt là nghi lễ truyền thống có từ xa xưa, gắn bó với đời sống kinh tế, văn hóa nông nghiệp của người Khơ Mú. Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, người Khơ Mú quan niệm vạn vật hữu linh, thiên nhiên xung quanh chúng ta như trời, đất, nương, rẫy… đều có quan hệ mật thiết với đời sống và sản xuất của con người. Lễ tra hạt có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, để cho cây lúa cây ngô, khoai sắn tươi tốt, bông to, hạt trắc đầy bồ, cây cối đồi núi xanh tươi, hạn chế lũ lụt, hạn hán.
       Lễ thường được tổ chức vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch trên nương rẫy. Quy mô gia đình lễ tra hạt được chủ nhà chọn tại nương rẫy của mình và có sự góp mặt, giúp đỡ của nhiều gia đình khác. Khi bắt đầu vào mùa vụ bà con dân bản chuẩn bị các loại hạt giống như lúa ngô, khoai sắn, đậu đỗ… để xuống giống trong một năm. Các loại hạt dược trồng trên nương rẫy để tự cung tự cấp nhằm phục vụ cho sinh hoạt đời sống hành ngày. Sau phần nghi lễ cúng tế truyền thống kết thúc là phần hội.
       Buổi lễ gồm 2 phần: phần cúng tổ tiên và phần cúng trên nương. Báo ảnh Dân tộc và Miền núi trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại buổi lễ.
Lễ cúng tổ tiên thường được tổ chức trong nhà gồm: 1 con gà trống, 2 ép xôi nương, 1 bát canh, 1 bát ớt, 1 chai rượu và 4 chén rượu, 4 cái thìa, 4 đôi đũa
Lễ cúng tổ tiên thường được tổ chức trong nhà gồm: 1 con gà trống, 2 ép xôi nương, 1 bát canh, 1 bát ớt, 1 chai rượu và 4 chén rượu, 4 cái thìa, 4 đôi đũa

Sau lễ cúng trong nhà là lễ cúng trên nương, với các lễ vật dâng lên thần linh được sắp xếp theo phong tục từ xưa của người Khơ Mú
Sau lễ cúng trong nhà là lễ cúng trên nương, với các lễ vật dâng lên thần linh được sắp xếp theo phong tục từ xưa của người Khơ Mú

Bày xong mâm lễ, thầy cúng lạy 3 hồi và bắt đầu cúng
Bày xong mâm lễ, thầy cúng lạy 3 hồi và bắt đầu cúng

Sau khi cúng xong, thầy cúng sử dụng nước đã chuẩn bị trước trong các ống tre để rửa tay cho mình và những người phụ nữ tham gia buổi lễ
Sau khi cúng xong, thầy cúng sử dụng nước đã chuẩn bị trước trong các ống tre để rửa tay cho mình và những người phụ nữ tham gia buổi lễ

Rửa tay xong, thầy cúng lấy một ít lá chuối buộc vào gốc cây với ý nghĩa bịt mắt thú rừng để chúng không nhìn thấy hạt giống của mình gieo xuống mặt đất
Rửa tay xong, thầy cúng lấy một ít lá chuối buộc vào gốc cây với ý nghĩa bịt mắt thú rừng để chúng không nhìn thấy hạt giống của mình gieo xuống mặt đất

Việc chọc lỗ thường do nam giới đảm nhiệm, còn tra hạt là phần việc của nữ giới
Việc chọc lỗ thường do nam giới đảm nhiệm,
còn tra hạt là phần việc của nữ giới

Sau khi hoàn tất lễ cúng, thầy cúng sẽ hắt hết nước từ các ống tre
Sau khi hoàn tất lễ cúng, thầy cúng sẽ hắt hết nước từ các ống tre

Đến với buổi lễ, du khách còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc. Trong ảnh: Nghệ nhân Đặng Huyền Thanh và Triệu Hải Yến với tiết mục múa “Mùa xuân trên bản Dao”
Đến với buổi lễ, du khách còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc. Trong ảnh: Nghệ nhân Đặng Huyền Thanh và Triệu Hải Yến với tiết mục múa “Mùa xuân trên bản Dao”

Nghệ nhân Nguyễn Thị Xuyến biểu diễn bài hát then "Bác Hồ về thăm quê nọong”
Nghệ nhân Nguyễn Thị Xuyến biểu diễn bài hát then
"Bác Hồ về thăm quê nọong”

Các nghệ nhân làng dân tộc Tà Ôi biểu diễn hòa tấu nhạc cụ dân tộc, hát Câr Lơi
Các nghệ nhân làng dân tộc Tà Ôi biểu diễn hòa tấu
nhạc cụ dân tộc, hát Câr Lơi

Du khách hào hứng tham gia múa hát cùng các nghệ nhân
Du khách hào hứng tham gia múa hát cùng các nghệ nhân

Các trò chơi dân gian luôn được hưởng ứng nhiệt tình
Các trò chơi dân gian luôn được hưởng ứng nhiệt tình

Có thể bạn quan tâm