Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca (Hà Giang)

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca (Hà Giang)
Rừng Khau Ca có hệ sinh thái đa dạng với gần 540 loài động, thực vật trong đó có đến 32 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
 
Hoa Móng Tay trong rừng nguyên sinh Khau Ca.
Hoa Móng Tay trong rừng nguyên sinh Khau Ca.

Đặc biệt, Khau Ca là sinh cảnh lưu giữ quần thể Voọc mũi hếch-loài linh trưởng bị đe doạ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới với gần 140 cá thể (2016). Sau 7 năm thành lập (2009-2016) Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca trở thành điểm nghiên cứu sinh thái, lưu giữ nguồn gien động, thực vật và chống biến đổi khí hậu bền vững của tỉnh Hà Giang.

Hoa Thu Hải Đường, loài hoa quý hiếm trong rừng nguyên sinh Khau Ca.
 Hoa Thu Hải Đường, loài hoa quý hiếm trong rừng nguyên sinh Khau Ca.

Lan Hài, loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ ở độ cao 1.000 mét trên núi đá Khau Ca.
Lan Hài, loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ ở độ cao 1.000 mét trên núi đá Khau Ca. 

Tiến sĩ Lưu Hồng Trường, Viện Trưởng Viện Sinh thái học miền Nam và đồng nghiệp khảo sát các loài thực vật đặc hữu trong Khu bảo tồn.
Tiến sĩ Lưu Hồng Trường, Viện Trưởng Viện Sinh thái học miền Nam và đồng nghiệp khảo sát các loài thực vật đặc hữu trong Khu bảo tồn. 

Lực lượng Kiểm lâm và các nhà khoa học Việt Nam trong chuyến đi tuần tra, khảo sát đa dạng sinh học rừng nguyên sinh Khau Ca cuối tháng 10/2016.
 Lực lượng Kiểm lâm và các nhà khoa học Việt Nam trong chuyến đi tuần tra, khảo sát đa dạng sinh học rừng nguyên sinh Khau Ca cuối tháng 10/2016. 
Voọc mũi hếch (Rhinopithecus Avunculus-Dollman 1912) loài linh trưởng quý hiếm của thế giới được bảo vệ ở mức "cực kỳ nguy cấp" tại Khu bảo tồn Khau Ca. Ảnh: Lê Văn Dũng-TTXVN phát
Voọc mũi hếch (Rhinopithecus Avunculus-Dollman 1912) loài linh trưởng quý hiếm của thế giới được bảo vệ ở mức "cực kỳ nguy cấp" tại Khu bảo tồn Khau Ca. Ảnh: Lê Văn Dũng-TTXVN phát
TTXVN

Có thể bạn quan tâm