Đó là những nội dung chính được đề cập tại Hội thảo “Hiện trạng và một số giải pháp phát triển bền vững các cơ sở ươm tạo tại Việt Nam”, do Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 07/9/2017.
Khái niệm vườn ươm vẫn khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng gần đây có khá nhiều vườn ươm được đưa vào hoạt động, không chỉ ở trung tâm lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố khác. Trên cơ sở phân tích những kết quả và hiện trạng hoạt động của các vườn ươm trên cả nước, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều hạn chế trong quá trình điều hành và phát triển các cơ sở ươm tạo tại Việt Nam hiện nay. Trong đó, hoạt động của các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ truyền thống vẫn chưa có nhiều đột phá.
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm lớn về các loại hình ươm tạo doanh nghiệp của cả nước. Hiện trên địa bàn có 24 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp; trong đó thuộc khối nhà nước là 10 cơ sở, còn lại là các cơ sở ươm tạo tư nhân.
Theo bà Phan Quý Trúc, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở ươm tạo tư nhân có kết quả ươm tạo khá tốt, tỷ lệ doanh nghiệp tốt nghiệp trên 60%, cao hơn so với cơ sở ươm tạo nhà nước. Nguyên nhân là các lĩnh vực ươm tạo của cơ sở nhà nước ngoài công nghệ thông tin, thì các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghệ cao, công nghệ sinh học… đều đòi hỏi chi phí cho máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cao, thời gian ươm tạo dài.
Trong khi đó, các cơ sở ươm tạo tư nhân, với phần lớn là các đơn vị tăng tốc khởi nghiệp (đã có doanh nghiệp) chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông… với chi phí đầu tư không lớn, thời gian ngắn, thu hồi vốn và thoái vốn nhanh. Tuy nhiên, cơ sở ươm tạo tư nhân cũng gặp nhiều khó khăn, rào cản về pháp lý đầu tư, gọi vốn đầu tư từ nước ngoài...
Hiện nay, các cơ sở ươm tạo nhà nước đang sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Do những đặc thù về cơ chế, chính sách, tính chất hoạt động nên các cơ sở này chưa đủ sức hấp dẫn các nhà tài trợ; tỷ lệ doanh nghiệp gọi được vốn còn khá ít như: Trung tâm ươm tạo Nông nghiệp công nghệ cao chỉ có 2/9 doanh nghiệp tốt nghiệp gọi vốn thành công; Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ - Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1/10 doanh nghiệp tốt nghiệp gọi vốn thành công.
Từ thực trạng hiện nay, Tiến sỹ Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, vai trò của nhà nước trong việc đứng ra tổ chức, chỉ đạo tài trợ như là nguồn “đầu tư mồi” trong giai đoạn đầu phải coi là đòi hỏi tất yếu. Nguồn vốn ban đầu cho hình thành và hoạt động cơ sở ươm tạo có thể do ngân sách nhà nước cấp, song việc duy trì và phát triển về lâu dài phải được xã hội hóa bằng cách huy động tất cả các nguồn lực, khuyến khích các nguồn lực trong nước (địa phương, doanh nghiệp) và nước ngoài (tài trợ như ODA, doanh nghiệp FDI…) trong việc thành lập, góp vốn và vận hành cơ sở ươm tạo.
Cùng quan điểm này, theo Phó Giáo sư – Tiến sỹ Mai Thanh Phong, Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tuy có nhiều mô hình vườn ươm với các mục tiêu, tiêu chí và cách thức hoạt động khác nhau, nhưng mô hình vườn ươm doanh nghiệp hợp tác công – tư đang cho thấy nhiều ưu điểm trong vận hành và phát triển. Mô hình này còn tương đối mới ở Việt Nam, tuy nhiên thực tế áp dụng tại các nước trên thế giới cũng như trong khu vực đã chứng minh tính phù hợp và lợi ích về nhiều mặt của mô hình này. Vai trò chủ đạo của nhà nước là phát triển hạ tầng kỹ thuật, khung chính sách, hỗ trợ tài chính ban đầu và hỗ trợ quá trình sáng tạo mang tính mạo hiểm. Kinh nghiệm cho thấy, vườn ươm công - tư thường được thiết lập theo phong cách và văn hóa của các tập đoàn, có thể nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm phát triển bền vững các cơ sở ươm tạo trong giai đoạn tới, như thúc đẩy phát triển cơ sở ươm tạo trong trường đại học vốn có nhiều tiềm năng nghiên cứu; đa dạng hóa các nguồn quỹ, với các tính chất, mức độ hỗ trợ khác nhau đáp ứng phù hợp nhu cầu của các dự án; hỗ trợ quảng bá cho sản phẩm khởi nghiệp…/.
Khái niệm vườn ươm vẫn khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng gần đây có khá nhiều vườn ươm được đưa vào hoạt động, không chỉ ở trung tâm lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố khác. Trên cơ sở phân tích những kết quả và hiện trạng hoạt động của các vườn ươm trên cả nước, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều hạn chế trong quá trình điều hành và phát triển các cơ sở ươm tạo tại Việt Nam hiện nay. Trong đó, hoạt động của các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ truyền thống vẫn chưa có nhiều đột phá.
Các đại biểu tìm hiểu sản phẩm được giới thiệu tại Hội thảo. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Theo bà Phan Quý Trúc, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở ươm tạo tư nhân có kết quả ươm tạo khá tốt, tỷ lệ doanh nghiệp tốt nghiệp trên 60%, cao hơn so với cơ sở ươm tạo nhà nước. Nguyên nhân là các lĩnh vực ươm tạo của cơ sở nhà nước ngoài công nghệ thông tin, thì các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghệ cao, công nghệ sinh học… đều đòi hỏi chi phí cho máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cao, thời gian ươm tạo dài.
Trong khi đó, các cơ sở ươm tạo tư nhân, với phần lớn là các đơn vị tăng tốc khởi nghiệp (đã có doanh nghiệp) chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông… với chi phí đầu tư không lớn, thời gian ngắn, thu hồi vốn và thoái vốn nhanh. Tuy nhiên, cơ sở ươm tạo tư nhân cũng gặp nhiều khó khăn, rào cản về pháp lý đầu tư, gọi vốn đầu tư từ nước ngoài...
Hiện nay, các cơ sở ươm tạo nhà nước đang sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Do những đặc thù về cơ chế, chính sách, tính chất hoạt động nên các cơ sở này chưa đủ sức hấp dẫn các nhà tài trợ; tỷ lệ doanh nghiệp gọi được vốn còn khá ít như: Trung tâm ươm tạo Nông nghiệp công nghệ cao chỉ có 2/9 doanh nghiệp tốt nghiệp gọi vốn thành công; Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ - Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1/10 doanh nghiệp tốt nghiệp gọi vốn thành công.
Các đại biểu tìm hiểu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của doanh nghiệp ươm tạo. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN |
Cùng quan điểm này, theo Phó Giáo sư – Tiến sỹ Mai Thanh Phong, Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tuy có nhiều mô hình vườn ươm với các mục tiêu, tiêu chí và cách thức hoạt động khác nhau, nhưng mô hình vườn ươm doanh nghiệp hợp tác công – tư đang cho thấy nhiều ưu điểm trong vận hành và phát triển. Mô hình này còn tương đối mới ở Việt Nam, tuy nhiên thực tế áp dụng tại các nước trên thế giới cũng như trong khu vực đã chứng minh tính phù hợp và lợi ích về nhiều mặt của mô hình này. Vai trò chủ đạo của nhà nước là phát triển hạ tầng kỹ thuật, khung chính sách, hỗ trợ tài chính ban đầu và hỗ trợ quá trình sáng tạo mang tính mạo hiểm. Kinh nghiệm cho thấy, vườn ươm công - tư thường được thiết lập theo phong cách và văn hóa của các tập đoàn, có thể nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm phát triển bền vững các cơ sở ươm tạo trong giai đoạn tới, như thúc đẩy phát triển cơ sở ươm tạo trong trường đại học vốn có nhiều tiềm năng nghiên cứu; đa dạng hóa các nguồn quỹ, với các tính chất, mức độ hỗ trợ khác nhau đáp ứng phù hợp nhu cầu của các dự án; hỗ trợ quảng bá cho sản phẩm khởi nghiệp…/.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi