Hiệu quả bước đầu đề án tái cơ cấu nông nghiệp ở Lai Châu

Hiệu quả bước đầu đề án tái cơ cấu nông nghiệp ở Lai Châu
Nghề nuôi cá nước lạnh mở ra hướng làm giàu mới cho đồng bào các dân tộc ở Lai Châu.
Nghề nuôi cá nước lạnh mở ra hướng làm giàu mới cho đồng bào các dân tộc ở Lai Châu.

Mô hình Tổ bảo vệ và phát triển rừng ở thôn bản đã góp phần phát huy tinh thần chủ động trong công tác tuần tra, kiểm soát và bảo vệ rừng trên địa bàn.
Mô hình Tổ bảo vệ và phát triển rừng ở thôn bản đã góp phần phát huy tinh thần chủ động trong công tác tuần tra, kiểm soát và bảo vệ rừng trên địa bàn.

Để khai thác tiềm năng và lợi thế sẵn có, ngày 30/10/2014, tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định số 1406/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đề án hướng tới mục tiêu đến năm 2020, nâng mức thu nhập của nông dân lên gấp 2 lần và đến năm 2030 lên gấp 5 lần so với năm 2014.

Cây mắc ca được đưa vào trồng thử nghiệm tại Lai Châu từ năm 2011. Sau 6 năm phát triển tại một số hộ gia đình, cây mắc ca đang cho thu hoạch với giá trị kinh tế cao.
Cây mắc ca được đưa vào trồng thử nghiệm tại Lai Châu từ năm 2011. Sau 6 năm phát triển tại một số hộ gia đình, cây mắc ca đang cho thu hoạch với giá trị kinh tế cao.

Nhiều giống ngô mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất.
Nhiều giống ngô mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất.

Sau 3 năm triển khai Đề án, nông nghiệp Lai Châu đã có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, tỉnh đã phát triển được 820 ha lúa sản xuất theo mô hình cánh đồng tập trung, góp phần nâng tổng sản lượng lương thực có hạt lên 206.700 tấn (năm 2016), tăng 96.700 tấn so với năm 2004. Một số mô hình sản xuất nông nghiệp mới bước đầu cho hiệu quả như: vùng cam tập trung tại các xã Bản Giang, Bản Hon (huyện Tam Đường) và Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ); vùng bơ tại các huyện Tân Uyên, Tam Đường và thành phố Lai Châu...

Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thoát nghèo, Lai Châu đã triển khai chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thoát nghèo, Lai Châu đã triển khai chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường.

Các lĩnh vực khác như: sản xuất chè, trồng cây cao su, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... cũng được Lai Châu triển khai tích cực. Toàn tỉnh hiện có 13.200 ha cao su; trên 4.500 ha chè với sản lượng đạt trên 25.000 tấn chè búp tươi/năm; tốc độ tăng trưởng đàn gia súc bình quân đạt trên 4%/ năm; tổng sản lượng thuỷ sản năm 2016 đạt 2.290 tấn (tăng gần 3,5 lần so với năm 2004)... Những kết quả này là cơ sở để Lai Châu tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp, đẩy nhanh công tác xóa đói, giảm nghèo và thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trong những năm tiếp theo.

Những năm gần đây, ý thức bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực có rừng tại Lai Châu đã được nâng lên, gắn cuộc sống của họ với sự sống của rừng.
Những năm gần đây, ý thức bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực có rừng tại Lai Châu đã được nâng lên, gắn cuộc sống của họ với sự sống của rừng.

Cán bộ nông nghiệp thành phố Lai Châu hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số chăm sóc cây ăn quả.
Cán bộ nông nghiệp thành phố Lai Châu hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số chăm sóc cây ăn quả.

Cây chè đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở nhiều xã trong tỉnh.
Cây chè đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở nhiều xã trong tỉnh.
Nguyễn Quang Duy
Báo in tháng 12/2017

Có thể bạn quan tâm