Giới thiệu giải pháp khôi phục và cải tạo vườn điều

Giới thiệu giải pháp khôi phục và cải tạo vườn điều
Diễn đàn Khuyến nông với chủ đề “Giải pháp khôi phục và cải tạo vườn điều”
Diễn đàn Khuyến nông với chủ đề “Giải pháp khôi phục và cải tạo vườn điều” 
Diễn đàn còn có sự tham dự của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều, lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo các sở ban ngành tỉnh, các trạm khuyến nông, các doanh nghiệp thu mua chế biến điều, các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp cùng đông đảo nông dân sản xuất điều giỏi trên địa bàn huyện, Bù Đăng, Đồng Phú, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Bù Đốp, thị xã Phước Long. Tại diễn đàn, theo kinh nghiệm của các hộ dân trồng điều giỏi chia sẻ, để cây điều sinh trưởng, phát triển tốt thì sau khi thu hoạch xong cần phải tỉa cành, tạo tán, bón phân,… Ông Nguyễn Đức Điền, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập cho rằng, do cây điều phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên nên chủ vườn cần phải thăm vườn thường xuyên. Từ đó kiểm tra xem trong vườn nếu có dấu hiệu sâu, bệnh hại, sương mù để có biện pháp phòng trừ trên diện rộng trong vườn. Còn ông Nguyễn Đức Hòa, ở xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng đã đặt câu hỏi cho các chuyên gia nông nghiệp để làm rõ cách nhận diện các loại thuốc, kết hợp thuốc với phân bón lá, cách xít, thời điểm,…? Gia đình ông Hòa đã gắn bó với cây điều rất lâu. Vườn của ông Hòa ở thời điểm cao nhất thu hoạch 1 ha đạt 3,5 tấn hạt điều. Để có được kết quả trên ông Hòa đã chăm sóc vườn thường xuyên, hạn chế thuốc kích thích.

Tại diễn đàn, người dân đã được chuyên gia trả lời trực tiếp liên quan đến các vấn đề cách bón phân; lưu lượng dùng thuốc, sử dụng các loại thuốc để trị bệnh thán thư; cách xông khói để đuổi muỗi, bọ xít, thời điểm hợp lý để tỉa cành tạo tán; chính sách hỗ trợ đối với người dân trồng điều bị thiệt hại,…
Đại diện Trung tâm Nghiên cứu tư vấn phát triển nông nghiệp nhiệt đới Đỗ Trung Bình cho rằng, phân bón hiện nay có rất nhiều loại, nhưng lại chưa có loại phân nào chỉ chuyên dùng để bón cho cây điều. Thị trường doanh nghiệp bán phân bón đều chung chung bón cho nhiều loại cây. Việc cho ra đời phân bón dành riêng cho cây điều là ở các công ty phân bón và phân bón phải được công nhận, được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Còn ông Đặng Văn Tự, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cây điều cho rằng, ngoài thị trường hiện nay có rất nhiều giống tràn lan. Người dân cần lựa chọng giống có nguồn gốc chứng nhận; đồng thời cần tăng giám sát giống tại địa phương. Ngoài ra, các chuyên gia nhấn mạnh, người trồng điều trước khi trị bệnh cho cây cần xem kỹ lưỡng các loại thuốc, đọc kỹ hướng dẫn liều lượng phun, thời gian phun, tham khảo tư vấn tại các trạm khuyến nông, điểm tư vấn nông nghiệp để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả phòng trừ sâu bệnh. Đối với diện tích cây điều không có biểu hiện phục hồi thì nên đốn thưa cây, cắt bỏ bớt 30% số cành, khi cây ra chồi cần kiểm tra thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh tấn công. Những cây có khả năng phục hồi chậm cần sử dụng nhóm thuốc chứa chất đồng, các hợp chất lưu huỳnh; riêng với sâu hại thì sử dụng các nhóm thuốc chứa clo, chất trừ sâu chứa phốt pho,… Trước tình hình “thủ phủ” điều Bình Phước bị thiệt hại nặng do sâu bệnh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Trần Văn Khởi khuyến cáo người dân trồng điều cần cẩn thận sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh đúng loại; phân bón cho phù hợp, bón phân đúng thời điểm để cho cây phát triển trở lại; nếu trồng lại thì cây giống cần phải mua loại có nguồn gốc và được công nhận để tránh năng suất kém; thường xuyên tham vườn để lịp thời phát hiện các dịch bệnh; tỉa cành, tạo tán cho cây thoáng Đến nay “thủ phủ” điều Bình Phước có diện tích 173.920 ha, chiếm 1/3  tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và đóng góp gần 25% trong tổng số GDP của ngành nông nghiệp của tỉnh. Ngành điều trong tỉnh còn giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 50.000 lao động, góp phần ổn định cuộc sống cho hơn 71.000 hộ trồng điều trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian từ năm 2015 đến nay tỉnh Bình Phước bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm thiệt hại 27.565 ha diện tích cây trồng. Sang đầu năm 2017, xuất hiện tình trạng mưa sớm, mưa kéo dài tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển trên cây điều, làm thiệt hại nặng cây điều trên địa bàn tỉnh. Các loại bệnh như thán thư, cháy lá khô cành, bọ xít muỗi xanh là chủ yếu. Hiện nay, tổng diện tích điều bị thiệt hại là 35.463 ha. Các địa phương thiệt hại nặng như huyện Bù Đăng bị thiệt hại nặng nhất với trên 18.000 ha, huyện Bù Gia Mập 9.653 ha,… Diện tích bị thiệt hại tập trung ở các hộ nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số.
K GỬIH

Có thể bạn quan tâm