Gia Lai: Cần quyết sách mới để tăng người thụ hưởng an sinh xã hội

Gia Lai: Cần quyết sách mới để tăng người thụ hưởng an sinh xã hội
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Có thể nói rằng kết quả ấy là quá trình thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp ở địa phương. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22-11-2012 của Bộ Chính trị, đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đẩy mạnh khâu thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách BHXH, BHYT đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội bằng nhiều hình thức. Ngành BHXH tỉnh phối hợp cùng với các cơ quan, ban ngành chức năng ở địa phương thực hiện  thanh tra, kiểm tra các đơn vị thực hiện Luật Lao động, Luật BHXH, BHYT; tổ chức thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính; xử lý những tồn tại trong công tác thu, cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH và thẻ BHYT để phục vụ tốt đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Tuy nhiên, đối tượng tham gia BHXH, BHYT có tăng nhưng còn chậm. Theo thống kê, giai đoạn 2011-2014, so với lực lượng lao động (LLLĐ) thì mỗi năm bình quân người tham gia BHXH tăng khoảng 0,14%. Tỷ lệ bao phủ BHYT bình quân hàng năm tăng khoảng 1,08%. Trong khi đó yêu cầu mục tiêu từ nay đến cuối năm 2015 phải đạt được 10,44% LLLĐ tham gia BHXH, 75% dân số tham gia BHYT để tiến tới năm 2020 đạt 15,04% LLLĐ tham gia BHXH và BHYT bao phủ 90% dân số.

“Mục tiêu thực hiện BHXH cho mọi người lao động, thực hiện BHYT toàn dân cùng với việc không ngừng cải thiện và nâng cao quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT chính là nhằm phát huy đầy đủ vai trò trọng tâm của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị-xã hội và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”. Đó là vấn đề cơ bản trong nhiệm kỳ đến mà Đảng ta tập trung chỉ đạo thực hiện. Theo đó, cả hệ thống chính trị cần có giải pháp để  mở rộng và tăng nhanh đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội về BHXH, BHYT.

 Nên chăng, ngoài việc phát huy những kết quả của các giải pháp trong thời gian qua, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của  Đảng, chính quyền trong các nội dung, như hàng năm đưa mục tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình BHXH, BHYT toàn dân vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; thực hiện nghiêm tiêu chí phát triển BHYT trong chương trình phát triển nông thôn mới; đưa tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT vào tiêu chí thi đua của các đơn vị. Nội dung này, nhiệm kỳ qua ít xuất hiện trong nghị quyết ở nhiều Đảng bộ địa phương, đơn vị. Tăng cường quản lý nhà nước về thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT. Có chế tài mạnh xử phạt nghiêm đối với những đơn vị không chấp hành đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc cho người lao động. Đặc biệt các ngành chức năng nên thống nhất cơ chế thực hiện quản lý đối tượng trong diện tham gia BHXH, BHYT; từng thời kỳ phải nắm và phân tích được các nhóm đối tượng trong diện mở rộng và phát triển. Chính phủ cần có quyết sách và huy động mọi nguồn lực hỗ trợ mua BHXH tự nguyện, BHYT cho đối tượng có thu nhập thấp, yếu thế, người lao động khu vực phi chính thức. Xúc tiến mạnh mẽ thực hiện chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung để người lao động có thể tham gia bảo hiểm hưu trí ở mức cao hơn; sửa đổi, bổ sung chế độ đối với người dân tham gia BHXH tự nguyện được bình đẳng về quyền lợi, như lao động tham gia BHXH bắt buộc. Hiện nay chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất nên chưa hấp dẫn nhiều đối tượng này. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn đầu tư mở rộng các dự án, mô hình sản xuất từ nguồn quỹ BHXH, BHYT nhàn rỗi để thu hút nhiều lao động tham gia. Chẳng hạn như đối với các tỉnh miền núi, cần thu hút phần lớn lực lượng lao động là người dân tộc thiểu số vào lao động ở các đơn vị có dự án trồng cây công nghiệp dài ngày: cà phê, cao su, cây lấy gỗ… Có như vậy mới tăng nhanh số lượng tham gia BHXH, BHYT.

 

Báo Gia Lai

Có thể bạn quan tâm