Điện Biên đối phó với dịch châu chấu tre lưng vàng

Điện Biên đối phó với dịch châu chấu tre lưng vàng
Châu chấu tre lưng vàng xuất hiện lần đầu tiên trên địa bàn huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
 Châu chấu tre lưng vàng xuất hiện lần đầu tiên trên địa bàn huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Đây là lần đầu tiên địa bàn huyện Nậm Pồ xuất hiện ổ châu chấu, di chuyển từ Lào sang với số lượng ước tính lên đến hàng triệu con, chủ yếu tập trung tại các xã biên giới như: Vàng Đán, Nà Bủng, Si Pa Phìn, Chà Nưa, Nậm Nhừ. Riêng xã Si Pa Phìn là địa phương có diện tích nông nghiệp xuất hiện châu chấu tre lưng vàng nhiều nhất với khoảng 100 ha diện tích nông nghiệp (chủ yếu ở ba bản Tân Phong 1, Chiềng Nưa 1, Chiềng Nưa 2 xã Si Pa Phìn). Theo chính quyền các các xã, loại châu chấu tre này chủ yếu ăn lá tre, trúc, chít và ngô.

Trước tình hình châu chấu có thể di chuyển sâu vào nội địa và thêm số lượng từ Lào sang gây thiệt hại lớn về cây trồng cho nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Nậm Pồ yêu cầu phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cắt cử cán bộ xuống cơ sở nắm bắt tình hình, đề xuất phương án giải quyết, khắc phục cây trồng bị châu chấu cắn phá; đồng thời xác định hướng di chuyển của châu chấu để có giải pháp chỉ đạo ứng phó.

Châu chấu tre lưng vàng xuất hiện lần đầu tiên trên địa bàn huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Châu chấu tre lưng vàng xuất hiện lần đầu tiên trên địa bàn huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Trạm Bảo vệ thực vật huyện đưa cán bộ xuống cơ sở để năm bắt tình hình, hướng dẫn nhân dân giải pháp diệt trừ châu chấu; khắc phục cây trồng bị phá hoại. Các xã, đặc biệt là các xã biên giới, tăng cường cán bộ nắm bắt tình hình di chuyển, gây hại trên địa bàn xã để phát hiện kịp thời và huy động nhân dân trên địa bàn tham gia thực hiện các giải pháp diệt trừ châu chấu, khôi phục sản xuất ở các diện tích cây trồng bị châu chấu cắn phá.

Ông Nguyễn Văn Thái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) cho biết, hiện nay đàn châu chấu vẫn tiếp tục xuất hiện trên địa bàn, huyện đã đề nghị Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Điện Biên hỗ trợ thêm thuốc để tiến hành phun xử lý dứt điểm đàn châu chấu nếu có diễn biến phức tạp.

Ruộng ngô của người dân bị châu chấu tre lưng vàng tấn công. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Ruộng ngô của người dân bị châu chấu tre lưng vàng tấn công. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Đến thời điểm hiện tại chưa có ghi nhận về thiệt hại nông nghiệp của người dân trên địa bàn nên người dân cũng không cần lo ngại nhiều. Huyện vẫn sẽ tiếp tục cắt cử cán bộ theo dõi tại các xã biên giới giáp Lào đề nắm tình hình và sẽ có những xử lý kịp thời nếu đàn châu chấu này tiếp tục gây hại./.
Xuân Tiến 

Có thể bạn quan tâm