Đắk Lắk thu hồi đất lâm nghiệp lấn chiếm trái phép để trồng lại rừng

Đắk Lắk thu hồi đất lâm nghiệp lấn chiếm trái phép để trồng lại rừng
Theo đó, tỉnh tiến hành tổ chức kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân được giao đất, thuê đất để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh xử lý các vụ vi phạm về đất đai, thu hồi đất lâm nghiệp sử dụng trái pháp luật, không thực hiện đúng quy định, chấm dứt tình trạng hợp thức hóa đất phá rừng, sang nhượng đất rừng trái pháp luật. 
Rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc tiểu khu 323, xã Ea Tam, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) bị lấn chiếm trồng lúa nước. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc tiểu khu 323, xã Ea Tam, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) bị lấn chiếm trồng lúa nước. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Tỉnh cũng giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp giữa người dân tại chỗ với các chủ rừng, chủ đầu tư dự án, trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương, chủ rừng có vướng mắc, khó khăn vượt quá khả năng, thẩm quyền giải quyết cần báo cáo, đề xuất ngay với UBND tỉnh và các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, không tạo ra các “điểm nóng”, khiếu kiện đông người…
Rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc tiểu khu 323, xã Ea Tam, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) bị lấn chiếm trồng cây cà phê. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc tiểu khu 323, xã Ea Tam, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) bị lấn chiếm trồng cây cà phê. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Tỉnh cũng yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp tiến hành ngay việc xây dựng các phương án giải tỏa thu hồi diện tích rừng, đất rừng lấn chiếm. Trước mắt, các địa phương, doanh nghiệp đã tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tại các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Bông, Ea H’leo, Krông Năng…tự tháo dỡ hàng trăm lán trại, cây trồng làm trên đất lâm nghiệp lấn chiếm trái phép trả lại cho các địa phương, đơn vị có kế hoạch trồng lại rừng. 
Rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc tiểu khu 323, xã Ea Tam, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) bị chặt phá, lấn chiếm trong thời gian dài. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc tiểu khu 323, xã Ea Tam, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) bị chặt phá, lấn chiếm trong thời gian dài. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Mặt khác, đối với các gia đình cố tình chây ì, các đơn vị chức năng, các địa phương kiên quyết cưỡng chế phá phá bỏ hàng chục ha cây trồng ngắn, dài ngày, lán trại để lấy đất trồng lại rừng.  Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, chỉ riêng từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã có trên 10.500 ha rừng tự nhiên bị phá, lấn chiếm trái phép, trong đó, huyện Ea Súp là địa phương để người dân phá rừng tự nhiên, lấn chiếm đất rừng trái phép nhiều nhất, với trên 9.358 ha, kế đến là huyện Ea H’leo, M’Đắk…
Quang Huy

Có thể bạn quan tâm