Đắk Lắk đầu tư kinh phí xây mới, sửa chữa nhiều phòng học

Đắk Lắk đầu tư kinh phí xây mới, sửa chữa nhiều phòng học
Xây dựng mới và sửa chữa các phòng học ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Cư M’tar, huyện M’Đrắk). Nguồn: daklak.gov.vn
Xây dựng mới và sửa chữa các phòng học ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Cư M’tar, huyện M’Đrắk). Nguồn: daklak.gov.vn

Trong đó, Đắk Lắk đầu tư 240 tỷ đồng xây mới và sửa chữa 507 phòng học, phòng công vụ, nhà ở nội trú, phòng thí nghiệm thực hành, công trình nước sạch vệ sinh. Tỉnh cũng dành hơn 50 tỷ đồng mua sắm thiết bị trường học thiết yếu như: Máy photocopy, máy lọc nước tinh khiết, thiết bị dạy tin học, ngoại ngữ… trang bị cho các trường học. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục trong tỉnh cũng đã huy động xã hội hóa hàng chục tỷ đồng xây dựng, tu bổ trường lớp.

Tỉnh Đắk Lắk ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn như: Các huyện Ea Súp, Krông Bông, Buôn Đôn, M’Đắk. Với sự đầu tư này, cơ sở vật chất các đơn vị, trường học ở các địa bàn khó khăn được củng cố. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ phòng học kiên cố toàn tỉnh đạt 56,72%.

Theo ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk: Mặc dù hằng năm địa phương đã được đầu tư sửa chữa hệ thống trường lớp phục vụ việc dạy và học, nhưng hiện nay Đắk Lắk vẫn còn 458 phòng học tạm, học nhờ và hàng trăm điểm trường tại các huyện Krông Bông, Lắk, Buôn Đôn, Ea H’leo đang bị xuống cấp, hư hỏng nhiều hạng mục, nhiều nhất là ở bậc mầm non và tiểu học. Trong năm học 2017-2018, tỉnh Đắk Lắk cũng sẽ không cấp sách giáo khoa, vở viết và dụng cụ học tập thiết yếu cho học sinh dân tộc thiểu số.

Đắk Lắk hiện có 1.013 trường, hơn 15.000 lớp với hơn 444.000 học sinh ở cả ba cấp./.
Phạm Cường

Có thể bạn quan tâm