CARE hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

CARE hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Tính tới thời điểm tháng 6/2017, các dự án của CARE đã tiếp cận và hỗ trợ cho 1953 phụ nữ DTTS.

CARE hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số ảnh 1
Qua những buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các thành viên được đào tạo cách lập kế hoạch cho bản thân. Ảnh: CARE Việt Nam

Gần đây nhất, CARE đã triển khai dự án Nâng quyền cho Phụ nữ DTTS nhằm cải thiện sinh kế và dinh dưỡng trên địa bàn 52 thôn, bản thuộc 2 tỉnh Điện Biên và Bắc Kạn. Dự án được sự hỗ trợ của chính phủ và người dân Australia, đã làm việc với phụ nữ trong các cộng đồng DTTS ở vùng sâu vùng xa để giúp họ tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản như tiết kiệm và vay vốn; nâng cao kiến thức và tự tin hơn để tham gia vào việc ra quyết định trong gia đình và cộng đồng địa phương; trang bị thêm kiến thức về chăn nuôi, sản xuất...vv...

CARE hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số ảnh 2
Dự án Nâng quyền cho Phụ nữ DTTS giúp họ tiếp cận với các dịch vụ tài chính; nâng cao kiến thức và sự tự tin; trang bị thêm kiến thức về chăn nuôi, sản xuất. Ảnh: CARE Việt Nam

Tổ chức CARE đã thành lập các Câu lạc bộ (CLB) Pháp luật và Đời sống (LARC) gồm khoảng 25 thành viên, sinh hoạt 2 tuần/lần để tiết kiệm và cho vay; học các kỹ năng tài chính và kỹ năng lãnh đạo. Tổ nhóm Cổ phần Tài chính Tự quản (VSLA) cũng được thành lập để người dân có một nơi an toàn để tiết kiệm tiền và vay các khoản vay nhỏ.

CARE hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số ảnh 3
Thành viên các tổ nhóm tự quản được vay vốn với mức lãi suất hợp lý.
Ảnh: CARE Việt Nam

Qua các buổi sinh hoạt CLB và tổ nhóm, phụ nữ DTTS có cơ hội gặp gỡ để thảo luận về những vấn đề ảnh hưởng tới họ, cách lập và thực hiện kế hoạch cho bản thân. Tại đây, phụ nữ DTTS được thúc đẩy tham gia và có tiếng nói trong các cuộc họp của chính quyền và gia đình.

CARE hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số ảnh 4
Đã có sự thay đổi trong các gia đình khi những người chồng trông con cho vợ đi sinh hoạt câu lạc bộ, tổ nhóm. Ảnh: CARE Việt Nam

Tổ chức CARE còn làm việc với cán bộ chính quyền và các thành viên nam giới trong gia đình để hỗ trợ phụ nữ tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng và duy trì cuộc sống; san sẻ gánh nặng công việc gia đình; đảm bảo phụ nữ được quyền bình đẳng.

CARE hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số ảnh 5
Nhờ áp dụng công nghệ chăn nuôi mới, các chị em đã tăng khoản tiết kiệm hàng tháng của mình lên tới gần 450.000đ. Ảnh: CARE Việt Nam

Sau quá trình triển khai, dự án đã đạt được những kết quả nhất định. Nhờ áp dụng công nghệ chăn nuôi mới, các chị em đã tăng khoản tiết kiệm hàng tháng của mình lên tới gần 450.000đ. Việc cung cấp kinh nghiệm gieo trồng dựa trên dự báo mùa vụ đã giúp tăng sản lượng lúa từ 40 - 60% và tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu. 2.025 phụ nữ được tiếp cận được với các dịch vụ tài chính và lần đầu tiên tiết kiệm tiền để chăm lo học hành cho con cái, chăm lo sức khỏe gia đình, mua sắm đồ gia dụng hoặc để tăng gia sản xuất trong nông hộ. Chị Hom, mẹ đơn thân, 31 tuổi, (thành viên LARC và VSLA) chia sẻ trước đây chị khó có thể vay vốn vì thu nhập thấp. Giờ đây, chị có thể vay tiền nhanh khi cần và đã vay 3 lần. Số tiền vay chị dùng để mua thức ăn cho lợn, mua phân bón lúa và đóng học phí cho con trai.

CARE hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số ảnh 6
Tổ chức CARE đã làm việc với cán bộ chính quyền và các thành viên nam giới trong gia đình để san sẻ gánh nặng công việc gia đình, đảm bảo phụ nữ được quyền bình đẳng. Ảnh: CARE Việt Nam

CARE hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số ảnh 7
Nhiều thành viên đã có thể vay vốn để mua thức ăn gia súc, phân bón...
Ảnh: CARE Việt Nam

Trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2016 tới tháng 5 năm 2017 đã có 26 tổ nhóm với 715 thành viên được thành lập. 625 phụ nữ DTTS lần đầu tiên tham gia thảo luận lập kế hoạch ở địa phương cho giai đoạn 2016-2020. Đã có sự thay đổi trong các gia đình khi chồng trông con cho vợ đi sinh hoạt CLB, tổ nhóm; giúp đỡ vợ nấu nướng và lau dọn nhà cửa; khuyến khích vợ mở rộng sinh kế. Những thay đổi này tưởng chừng nhỏ bé nhưng lại là bước thay đổi quan trọng đối với các cộng đồng DTTS. Bà Lò Thị Chanh, chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mường Phăng (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) cho biết sẽ nhân rộng mô hình LARC tới 11 thôn còn lại vì mô hình này rất hiệu quả.
Hoa Anh Đào

Có thể bạn quan tâm