Các tỉnh, thành phố phía Bắc khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, ngập úng

Các tỉnh, thành phố phía Bắc khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, ngập úng
Huyện Chương Mỹ vẫn ngập trong nước lũ ( ảnh chụp sáng 1/8). Ảnh: Ngọc Đức - TTXVN
Huyện Chương Mỹ vẫn ngập trong nước lũ ( ảnh chụp sáng 1/8).
Ảnh: Ngọc Đức - TTXVN

Đặc biệt, thành phố Hà Nội, tỉnh Hoà Bình và Lào Cai ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ. Đến thời điểm hiện tại, Hà Nội có 3.683 nhà bị ngập, trong đó 2.848 nhà ngập 0,5-2m, 835 nhà bị ngập lối đi (huyện Chương Mỹ). 1.348 ha lúa 278 ha rau màu bị thiệt hại, diện tích nuôi trồng thủy sản 605 ha, 55.968 con gia súc, gia cầm bị chết, thất lạc; 11.910 m kênh mương bị hư hỏng, 12.110 m đê, hồ, đập bị sạt lở.
 
Hơn 800 hộ dân xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ) vẫn ngập trong nước lũ (ảnh chụp sáng 31/7). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Hơn 800 hộ dân xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ) vẫn ngập trong nước lũ (ảnh chụp sáng 31/7). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Tại tỉnh Hòa Bình, từ ngày 30-31/7 tại tổ 26 phường Đông Tiến, thành phố Hòa Bình đã xảy ra sạt lở bờ sông Đà, làm 9 nhà bị sập hoàn toàn, 10 nhà bị sập một phần, 9 nhà bị rạn nứt. Đường tỉnh lộ 445 bị sạt ta luy dương 600 m3 đất đá, lún nứt mặt đường dài 100m, sâu khoảng 40cm, rộng nhất 20cm; mưa kéo dài trong những ngày qua, tại tỉnh Lào Cai đã làm sạt lở ta luy dương quốc lộ 279 tại K78+240 dài 100m, khối lượng 15.000m3 đất đá, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên gây tắc đường; hiện nay, địa phương đang khẩn trương khắc phục sự cố, dự kiến đến 1/8 sẽ thông xe tạm thời. Riêng các tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hải Dương đã xảy ra 106 sự cố đê điều.
 
Hơn 800 hộ dân xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ) vẫn ngập trong nước lũ (ảnh chụp sáng 31/7). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Hơn 800 hộ dân xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ) vẫn ngập trong nước lũ (ảnh chụp sáng 31/7). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, chiều 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra vụ sạt lở tại khu dân cư tại tổ 26, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình. Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình phải đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, chỉ đạo lực lượng bảo vệ khu vực bị sạt lở và không để cho những người dân quay trở lại khu vực này. Tỉnh Hòa Bình cần tập trung tạo mọi điều kiện cho người dân mất nhà có chỗ ở an toàn và đảm bảo cuộc sống bình thường. Cùng ngày, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai do Bộ trưởng - Trưởng ban Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu cũng đã kiểm tra, chỉ đạo khắc phục sự cố lún sụt đường tỉnh lộ 445 khu vực xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Huyện Chương Mỹ vẫn ngập trong nước lũ ( ảnh chụp sáng 1/8). Ảnh: Ngọc Đức - TTXVN
Huyện Chương Mỹ vẫn ngập trong nước lũ ( ảnh chụp sáng 1/8).
Ảnh: Ngọc Đức - TTXVN

Về công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, ngập úng, hiện Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tiếp tục huy động lực lượng, vật tư gia cố đê tả Bùi để đảm bảo an toàn. Tỉnh Hoà Bình đã di dời 35 hộ dân ở khu vực sạt lở thuộc tổ 26, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình đến nơi an toàn; cắm biển cảnh báo nguy hiểm khu vực sụt lún đường tỉnh lộ 445 và sơ tán 4 hộ trong khu vực nguy hiểm thuộc xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn; sơ tán 122 hộ tại xã Mường Chiềng, Giáp Đắt, Đồng Nghê, suối Nánh, Đồng Ruộng thuộc huyện Đà Bắc và 18 hộ dân tại xóm Môn, huyện Cao Phong ra khỏi các khu vực có nguy cơ đá lăn, sạt lở đất đá.

Đồng thời tiếp tục theo dõi diễn biến mưa, lũ trên lưu vực hệ thống sông Bùi, sông Hoàng Long và tình hình sạt lở, lún sụt đất tại Hòa Bình để thông tin, cảnh báo kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh đồng thời chỉ đạo kiểm tra và sẵn sàng triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình đê điều, hồ đập, đặc biệt đối với các công trình đê điều trọng điểm xung yếu, hồ chứa có nguy cơ mất an toàn, các công trình đang thi công hoặc công trình đang xử lý, khắc phục sự cố; kiểm tra vận hành các cống, trạm bơm tiêu để đảm bảo kịp thời tiêu nước, nhất là khu vực thấp, trũng, khu dân cư tập trung thường xuyên bị ngập úng. Mặt khác chú trọng việc dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm… để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi có mưa, lũ, ngập úng; phòng chống lũ theo cấp báo động; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Thắng Trung  
TTXVN

Có thể bạn quan tâm