Cà Mau khắc phục sạt lở bờ biển do biến đổi khí hậu

Cà Mau khắc phục sạt lở bờ biển do biến đổi khí hậu
Đoàn công tác khảo sát thực tế công trình kè gây bồi tạo bãi trồng rừng đã đầu tư xây dựng hoàn thành tại xã Khánh Tiến, huyện U Minh. Ảnh: Kim Há-TTXVN
Đoàn công tác khảo sát thực tế công trình kè gây bồi tạo bãi trồng rừng đã đầu tư xây dựng hoàn thành tại xã Khánh Tiến, huyện U Minh. Ảnh: Kim Há-TTXVN
Đoàn công tác đã khảo sát thực tế đoạn từ cống Hương Mai đến cống Tiểu Dừa thuộc huyện U Minh (Cà Mau). Đây là đoạn đê xung yếu đang chịu tác động xấu của biến đổi khí hậu, dẫn đến việc đai rừng phòng hộ hầu như không còn do tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng, nguy cơ vỡ đê có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hiện nay, khu vực đang bị xâm thực và đoạn kênh Giồng Cát cách cống Hương Mai khoảng 3,5km hướng về cống Tiểu Dừa thuộc huyện U Minh, với chiều dài sạt lở 8,5k cần được xử lý khẩn cấp Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Trung ương đầu tư 240 tỷ đồng từ Chương trình dự án biến đổi khí hậu để khắc phục sạt lở bờ biển, bảo vệ an toàn tuyến đê biển Tây của tỉnh.
Đoàn công tác khảo sát thực tế công trình kè gây bồi tạo bãi trồng rừng đã đầu tư xây dựng hoàn thành tại xã Khánh Tiến, huyện U Minh. Ảnh: Kim Há-TTXVN
Đoàn công tác khảo sát thực tế công trình kè gây bồi tạo bãi trồng rừng đã đầu tư xây dựng hoàn thành tại xã Khánh Tiến, huyện U Minh. Ảnh: Kim Há-TTXVN
Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, đầu tư xây dựng được 6,5km kè gây bồi tạo bãi trồng rừng bảo vệ đê biển Tây với gần 20 tỷ đồng/km. Nhờ cải tiến công nghệ, cấu kiện kè biển, rút ngắn thời gian trong quá trình thi công nên giá thành đầu tư xây dựng kè giảm khoảng 30% so với trước đây. Giải pháp này vừa ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ biển, vừa phục hồi diện tích rừng phòng hộ đã mất đi do sạt lở gây ra. Dịp này, Đoàn công tác đã thăm hỏi, tìm hiểu một số mô hình kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện U Minh và huyện Thới Bình. Điển hình như: mô hình sản xuất tôm - lúa của nông dân Nguyễn Văn Trung, ấp 8, xã Khánh Tiến, huyện U Minh đang phát huy tốt hiệu quả. Gần 7 năm qua, gia đình ông Trung áp dụng thành công mô hình trồng 1 vụ lúa và nuôi 1 vụ tôm sú kết hợp nuôi cua trên khoảng 2ha, thu lãi bình quân trên 50 triệu đồng/năm. Mô hình canh tác lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA, EU kết hợp nuôi tôm càng xanh của Hợp tác xã Trí Lực, huyện Thới Bình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các xã viên nơi đây...
Đoàn công tác đến thăm mô hình kinh tế canh tác lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh thính ứng với biến đổi khí hậu của Hợp tác xã Trí Lực, xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Ảnh: Kim Há-TTXVN
Đoàn công tác đến thăm mô hình kinh tế canh tác lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh thính ứng với biến đổi khí hậu của Hợp tác xã Trí Lực, xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Ảnh: Kim Há-TTXVN
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát biểu dương cách làm kinh tế năng động, hiệu quả của nông dân và các xã viên; mong muốn thời gian tới, Cà Mau tiếp tục phát huy nhân rộng các mô hình kinh tế mang tính bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thân thiện với môi trường. Trước đó, Đoàn công tác đã khảo sát cơ sở sản xuất các cấu kiện kè biển của Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco) và Công ty xây dựng Hồng Lâm tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Kim Há

Có thể bạn quan tâm