Binh Thuận tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Binh Thuận tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững
Gia đình chị Nguyễn Kim Chi ở thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân vay vốn chương trình hộ mới thoát nghèo đầu tư nuôi bò, dê, cải tạo vườn trồng thanh long, gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Gia đình chị Nguyễn Kim Chi ở thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân vay vốn chương trình hộ mới thoát nghèo đầu tư nuôi bò, dê, cải tạo vườn trồng thanh long, gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Để hoàn thành mục tiêu cuối năm 2020, toàn tỉnh còn 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 0,9%/năm, thời gian tới, tỉnh tập trung huy động nguồn lực từ những chương trình, đề án và cộng đồng xã hội để đầu tư cho chương trình giảm nghèo bền vững, trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng ở các xã bãi ngang ven biển, 9 xã, 20 thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số…Tỉnh chú trọng triển khai công tác dạy nghề đáp ứng theo nhu cầu và đặc thù của từng địa phương, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Bên cạnh các cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, Tiếp bước cho em đến trường…, tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Bình Thuận chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và các chương trình vận động đóng góp hỗ trợ cho hộ nghèo, học sinh, sinh viên… Từ việc phân tích cụ thể hộ nghèo theo nhóm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản và thiếu điều kiện sản xuất, tỉnh sẽ có giải pháp đổi mới phương thức hỗ trợ phù hợp nhằm khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo… Theo UBND tỉnh Bình Thuận, từ năm 2016 đến nay, chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo được các cấp, ngành trong tỉnh triển khai tốt, tạo điều kiện cho hộ nghèo ổn định đời sống, phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo. Tổng kinh phí huy động thực hiện giảm nghèo trong 3 năm qua là hơn 108 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 69 tỷ đồng. Chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo triển khai hiệu quả, hơn 6.000 hộ nghèo được vay vốn, thoát nghèo với tổng nguồn vốn 192 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã cấp phát miễn phí hơn 196.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo; xây dựng 112 căn nhà Vì người nghèo… Cùng với đó, công tác giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả tích cực với hơn 51.300 lao động được đào tạo nghề và hơn 117.000 lao động được giải quyết việc làm. Quỹ "Vì người nghèo” đã vận động gần 43 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo... Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả tích cực với gần 3.000 lao động được đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hơn 1.200 lao động. Đặc biệt, tỉnh đã thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình thiết yếu, duy tu, bảo dưỡng công trình cho các xã đặc biệt khó khăn trong Chương trình 135, xã bãi ngang ven biển… Song song đó, nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế được các địa phương nhân rộng. Nhiều mô hình ra đời và phát huy hiệu quả như: Chăn nuôi bò sinh sản, gà thả vườn, nuôi dê, trồng thanh long VietGap… Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm hiện còn 2,67%, số hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm từ 1-1,2%. Đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, người cận nghèo được cải thiện, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị.
Hồng Hiếu

Có thể bạn quan tâm