6 cách để nuôi 11 tỷ người

6 cách để nuôi 11 tỷ người
Cung cấp đủ lương thực cho 11 tỷ người vào năm 2100 sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Cung cấp đủ lương thực cho 11 tỷ người vào năm 2100 sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Dưới đây là sáu chiến lược nhằm cung cấp đủ thức ăn cho 11 tỷ người.
 
  1. Tiêu thụ ít thịt hơn
Vì xã hội đang phải rất cố gắng để nuôi sống số dân ngày càng tăng, chúng ta sẽ phải chú ý tới việc sử dụng các nguồn tài nguyên của Trái đất, nếu không sẽ có nguy cơ làm cho tình hình tồi tệ hơn.
 
Đặc biệt là thịt bò, đó không phải là một nguồn thực phẩm rất bền vững, ông Jamais Cascio, thành viên danh dự của Viện vì tương lai, một tổ chức tư vấn ở Palo Alto, bang California (Mỹ). Theo tính toán của Cascio, lượng phát thải khí nhà kính từ việc chăn nuôi bò tại Mỹ mỗi năm tương đương với lượng phát thải của 6,5 đến 19,6 triệu chiếc xe hơi trong một năm.
 
Để nuôi được 11 tỷ dân số, người Mỹ cần phải ăn khác ngày hôm nay, tức là ăn nhiều rau, loại cần ít năng lượng để sản xuất hơn nhiều so với thịt và ăn ít thịt hơn, ông Cascio nói.
 
2.      Ăn thịt giả?
 
Một giải pháp khác, nghe có vẻ lạ lùng, đó là ăn thịt mà không phải là từ một con vật nào cả. Các nhà khoa học đang phát triển một loại thịt nuôi cấy - tức thịt tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Đầu năm 2013, các nhà nghiên cứu Hà Lan đã giới thiệu bánh kẹp burger phát triển trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay, loại này vẫn có giá thành quá cao (chỉ một chiếc tốn đến 325 ngàn đôla) và nó vẫn chưa có hương vị như thịt thật (những người ăn thử nhận xét nó bị khô). Nhưng trong tương lai, giá thành của sản phẩm có thể giảm xuống và hương vị sẽ được cải thiện, ông Cascio nói.
  
Miếng thịt tổng hợp đầu tiên trên thế giới, nặng 142 g, có giá 250.000 bảng Anh.
Miếng thịt tổng hợp đầu tiên trên thế giới, nặng 142 g, có giá 250.000 bảng Anh.

Tuy nhiên, một số người hoài nghi rằng thịt tổng hợp sẽ thực sự bền vững hơn thịt bò. Thịt nuôi vẫn đòi hỏi chất dinh dưỡng, và hiện nay, các nhà nghiên cứu “nuôi” thịt trong phòng thí nghiệm với một phần máu bào thai bò (theo nhà sinh vật học tổng hợp Christina Agapakis tại Đại học California, Los Angeles). Các nhà nghiên cứu cho rằng có một ngày họ sẽ sử dụng tảo để nuôi thịt nuôi cấy, nhưng điều này chưa được chứng minh.
 
3. Hạn chế bỏ thức ăn thừa
 
Lãng phí thực phẩm xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Lãng phí thực phẩm xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Theo Viện Tài nguyên thế giới (WRI), một tổ chức phi lợi nhuận nhằm bảo vệ Trái đất cho các thế hệ hiện tại và mai sau, một điều không hiệu quả trong hệ thống thực phẩm hiện nay là quá nhiều đồ ăn bị lãng phí: 1/4 số calo không được tiêu thụ vì mất mát hoặc lãng phí. Khoảng 56% lương thực toàn cầu bị tổn thất và lãng phí ở các nước phát triển. Và các hộ gia đình Mỹ trung bình mất 1.600 đôla một năm vì thực phẩm bị lãng phí.
 
Ở nhà, người Mỹ có thể giảm lượng thức ăn bị đổ đi bằng cách ăn lại thức ăn thừa bữa trước, hoặc không chuẩn bị quá nhiều đồ ăn hơn mức cần thiết cho một bữa nhất định, ông Craig Hanson, một giám đốc tại WRI, cho biết.
 
4. Nuôi trồng thủy sản và thủy canh
 
Một trang trại aquaponics.
Một trang trại aquaponics.

Một ý tưởng sản xuất lương thực thực sự bền vững là dựa trên một khái niệm aquaponics cổ xưa, một hệ thống kết hợp nuôi trồng thủy sản và thủy canh dưới nước: cá thụ phấn cho cây trồng và cây trồng làm sạch nước cho cá, như dự án của trường Johns Hopkins đang tiến hành.
 
“Bạn có thể ăn cá, bạn có thể ăn rau, và cứ thế liên tục”, ông Cascio nói về hệ thống này. “Điều này sẽ cho phép chúng ta nâng cao hiệu quả sử dụng đất”.
 
Theo Đại học kỹ thuật Chicago, ý tưởng về aquaponics dường như đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước, khi những nông dân ở Đông Nam Á nuôi thêm cá rô phi trên đồng ruộng của họ để nâng cao năng suất lao động.
 
5. Trang trại theo chiều thẳng đứng

Cây trồng trong các tòa nhà cao tầng sẽ đem lại nhiều lợi ích.
Cây trồng trong các tòa nhà cao tầng sẽ đem lại nhiều lợi ích.
 
Do sự khan hiếm đất nông nghiệp mới để phát triển cây lương thực, một số người đã đề xuất việc canh tác trên bầu trời: phát triển cây trồng trong các trang trại thẳng đứng. Theo Dickson Despommier, một nhà sinh thái học và là giáo sư tại Đại học Columbia (Mỹ), cây lương thực được trồng trong các tòa nhà chọc trời sẽ có nhiều lợi thế: thực phẩm sản xuất ở sẽ không gặp nguy cơ mất mùa vì thời tiết khắc nghiệt, và do các trang trại này nằm trong thành phố nên sẽ không phải vận chuyển xa hàng ngàn cây số.
 
Tuy nhiên, ý tưởng về trang trại theo chiều thẳng đứng vẫn chưa được chứng minh. Và theo một bài báo kinh tế năm 2010, một số nhà nghiên cứu cho rằng chi phí chiếu sáng các trang trại sẽ quá đắt.
 
6. Nâng cao sản lượng cây trồng trên toàn thế giới
 
Sản xuất nông nghiệp ở một số nơi trên thế giới vẫn chưa phải là rất hiệu quả, ông Jason Clay, một chuyên gia quản lý tài nguyên thiên nhiên của Quỹ Bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF), phát biểu. Do đó, cần nỗ lực thực hiện việc nâng cao sản lượng cây trồng ở những khu vực này, sử dụng các nguồn thực phẩm đang được người dân ở đó nuôi trồng. Một số loại nuôi trồng bản địa, chẳng hạn như đậu Hà Lan, chim bồ câu Nam Á, đậu đũa và kê ở châu Phi, hiện vẫn chưa được hưởng lợi từ kỹ thuật nhân giống cây trồng để có thể nâng cao năng suất, ông Clay nói.
 
“Chúng ta cần thừa nhận rằng những người sản xuất giỏi nhất trong thế giới thu hoạch gấp 100 lần so với những người sản xuất kém nhất. Những người kém này còn nhiều việc phải làm để đạt hiệu quả cao hơn”, Clay cho biết.

Có thể bạn quan tâm