Tết Khu Già Già của người Hà Nhì

Tết Khu Già Già của người Hà Nhì
Trò chơi bập bênh trong ngày hội
Trò chơi bập bênh trong ngày hội

Theo tục lệ, trâu cúng thần vào ngày thìn (ngày thứ nhất) phải là trâu đực. Lều cúng được dựng tại khu rừng cấm đầu bản. Đồ cúng chế biến từ thịt trâu được xếp vào mâm, đặt từng hàng trong lều. Thầy cúng chính và hai thầy cúng phụ thay mặt dân làng thực hiện nghi lễ cúng thần, cầu cho mùa màng tốt tươi, người yên, vật thịnh… Ngày thứ hai (tỵ),trai, gái trong bản rủ nhau vào rừng, mỗi người lấy sáu cành củi nhỏ về nộp cho lễ hội. Ngày thứ  ba (ngọ), tất cả dân bản tập trung lại để già làng cắt da trâu chia cho từng gia đình.
 
Lễ cúng rừng diễn ra ở đầu bản
Lễ cúng rừng diễn ra ở đầu bản
Đồng bào quan niệm,nếu số da trâu chia đủ cho mỗi gia đình hai miếng thì năm đó làm ăn sẽ không thuận, nếu chia hết mà còn lẻ một miếng, tức là năm đó dân bản được mùa. Ngày thứ tư (mùi), có tục trùm chăn. Trước khi đi hội, các chàng trai chưa vợ đem theo một cái chăn chiên mới. Nếu thấy tâm đầu ý hợp, chờ đến khi trời tối, chàng  trai tung chăn trùm vào người cô gái và đưa về báo cáo với bố mẹ để cử người sang nhà gái xin cưới...
Sau khi cúng lễ, đàn ông Hà Nhì thụ lộc là những món ăn được chế biến từ thịt trâu
Sau khi cúng lễ, đàn ông Hà Nhì thụ lộc là những món ăn được chế biến từ thịt trâu
Trong thời gian diễn ra lễ hội, già làng chơi đàn, các cụ già hát múa còn thanh niên nam nữ hát đối nhau, chơi trò đu dây, đu quay và hát giao duyên...
Mổ trâu cúng thần bảo vệ rừng và mùa màng
Mổ trâu cúng thần bảo vệ rừng và mùa màng
Giã bánh dày, chuẩn bị đồ lễ cúng thần
Giã bánh dày, chuẩn bị đồ lễ cúng thần 

Có thể bạn quan tâm