Ngày hội Du lịch Chợ nổi Cái Răng

Ngày hội Du lịch Chợ nổi Cái Răng
Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận Chợ nổi Cái Răng là “Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia”. Ảnh: Thanh Vũ, Mạnh Linh-TTXVN
Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận Chợ nổi Cái Răng là “Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Ảnh: Thanh Vũ, Mạnh Linh-TTXVN

Phát biểu tại lễ bế mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Lê Văn Tâm cho biết, thành phố sẽ triển khai đề án Bảo tồn chợ nổi Cái Răng ngay trong năm 2016. Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị UBND quận Cái Răng sớm hoàn thành và triển khai đề án Bảo tồn chợ nổi Cái Răng đã được thành phố phê duyệt. Quá trình bảo tồn chợ nổi Cái Răng phải thực hiện tốt các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, đội ngũ chuyên gia tư vấn đối với việc cải tạo, nâng cấp chợ nổi Cái Răng. Từ đó tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến thành phố trên cơ sở hạn chế phá vỡ hiện trạng, đảm bảo an toàn giao thông thủy bộ, vệ sinh môi trường và thực phẩm. Đồng thời, phải bảo vệ tối đa những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của chợ nổi nhằm đáp ứng nhu cầu sinh kế của người dân và nhu cầu tham quan, mua sắm, ẩm thực của du khách...

Việc bảo tồn chợ nổi Cái Răng còn là một chiến lược đưa thành phố Cần Thơ phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa địa phương, xứng đáng là thành phố trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long về du lịch. Ngày 9/7 hàng năm sẽ được chọn là Ngày hội du lịch chợ nổi Cái Răng.

Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XX, trước khi xuất hiện chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng), nằm trên trục đường thủy sông Cần Thơ, Kênh xáng Xà No nên rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh lân cận. Mỗi ngày có từ 300-400 ghe, tàu buôn bán, kinh doanh hàng hóa tại đây.

Ngày nay, do hệ thống giao thông đường bộ với cầu đường, các phương tiện vận chuyển ngày càng phát triển, chợ nổi đã không còn sầm uất, náo nhiệt như xưa, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo riêng có của nó. Chợ họp từ 5 đến 9 giờ mỗi ngày.

Điểm đặc sắc của chợ nổi Cái Răng là chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi ghe xuồng cắm một “cây bẹo” treo loại nông sản mình bán, giúp người mua có thể nhìn thấy từ xa. Ngoài ra, các ghe xuồng bán nước giải khát, thức ăn, đồ uống đặc trưng địa phương cũng hoạt động tấp nập xen kẽ giữa những ghe bán nông sản để phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách.

Dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc về chợ nổi Cái Răng:

Các nghệ sĩ biểu diễn đờn ca tài tử tại Chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Thanh Vũ, Mạnh Linh-TTXVN
Các nghệ sĩ biểu diễn đờn ca tài tử tại Chợ nổi Cái Răng. 
Ảnh: Thanh Vũ, Mạnh Linh-TTXVN
Quang cảnh Chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Thanh Vũ, Mạnh Linh-TTXVN
Quang cảnh Chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Thanh Vũ, Mạnh Linh-TTXVN
Mỗi ngày có hàng trăm ghe, thuyền đến với Chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Thanh Vũ, Mạnh Linh-TTXVN
Mỗi ngày có hàng trăm ghe, thuyền đến với Chợ nổi Cái Răng.
Ảnh: Thanh Vũ, Mạnh Linh-TTXVN
Chợ nổi Cái Răng chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Thanh Vũ, Mạnh Linh-TTXVN
Chợ nổi Cái Răng chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ảnh: Thanh Vũ, Mạnh Linh-TTXVN
Cảnh mua bán trên sông tại chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Thanh Vũ, Mạnh Linh-TTXVN
Cảnh mua bán trên sông tại chợ nổi Cái Răng.
Ảnh: Thanh Vũ, Mạnh Linh-TTXVN

Có thể bạn quan tâm